The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
Tầng 20, Tòa nhà Software Park 02 Quang Trung, Phường Thạch Thang Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
(+84 236) 6299 289
contact_vbpo@vbpo.com.vn
Blog 4.0
Ký sự 4.0
5 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2022
Chuyển đổi số doanh nghiệp đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ trong năm 2021 do tác động của Covid-19. Quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2022 theo hướng toàn diện và sâu rộng hơn, nhằm thích ứng với thị trường mới trong giai đoạn hồi phục và phát triển hậu đại dịch.
Sau đây là 5 dự đoán về chuyển đổi số mà DIGINET tin rằng sẽ đứng đầu trong năm 2022:
Công nghệ “đa đám mây”
Công nghệ đám mây không phải là một xu hướng mới, nhưng vào năm 2022 có thể đây sẽ là công nghệ trung tâm; khi mà các nhà cung cấp cạnh tranh nhau để có được sự kết hợp hoàn hảo giữa đám mây công cộng và riêng tư, nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến vấn đề bảo mật và truy cập dữ liệu.
Điều này dẫn đến các dịch vụ đa đám mây gia tăng liên tục để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Công nghệ dịch vụ đám mây
Tập trung vào việc xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt
Trong hơn 1 năm qua, chuỗi cung ứng toàn cầu gần như đứt gãy hoàn toàn vì các quốc gia liên tục áp dụng các chính sách giãn cách để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona. Đây chính là động lực để các doanh nghiệp tập trung xây dựng một chuỗi quản lý linh hoạt và mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn phục hồi từ năm 2022.
Đương nhiên quá trình này sẽ gắn liền với hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp; qua đó xây dựng một hệ thống tự động kết nối thông tin, dữ liệu hỗ trợ lập kế hoạch và phản ứng nhanh với các tình huống; đồng thời tự động hóa quy trình làm việc và giảm các gánh nặng về thời gian và chi phí do quy trình thủ công mang lại.
Xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng linh hoạt
Nhấn mạnh nhiệm vụ bảo mật dữ liệu khi chuyển đổi số doanh nghiệp
Bảo mật dữ liệu nâng cao là điều bắt buộc phải có khi doanh nghiệp triển khai việc chuyển đổi số. Bởi vì nhiều vấn đề về an ninh mạng sẽ phát sinh song song với quá trình này. Những rủi ro về bảo mật có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại tài chính lẫn danh tiếng nếu không được xử lý kịp thời.
Theo báo cáo của Gartner, vào cuối năm 2021 các cuộc tấn công giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ là loại tấn công mạng phổ biến nhất, làm lộ dữ liệu cho các dịch vụ trực tuyến của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số doanh nghiệp trên nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform) giúp doanh nghiệp thu thập, phân loại và đánh giá từng tệp khách hàng từ thông tin nhận được. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định chân dung khách hàng, insight cũng như có thể theo sát quá trình mua hàng của họ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu.
Với sự phát triển mạng mẽ của thương mại điện tử, nền tảng dữ liệu khách hàng đóng vai trò quan trọng và hứa hẹn trở thành một xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong năm 2022.
Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform)
Quản lý dữ liệu trên một hệ thống duy nhất
Một nguồn dữ liệu duy nhất là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh trong thời đại bùng nổ dữ liệu. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên khó khăn hơn với các doanh nghiệp trong việc tích hợp, phân tích và hành động dựa trên dữ liệu. Do đó việc thống nhất dữ liệu trên một nguồn duy nhất là yêu cầu đầu tiên và quan trọng trong quá trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là “cánh cửa” để doanh nghiệp quay trở lại thị trường hậu đại dịch cũng như duy trì tính cạnh tranh. Tuy nhiên, áp dụng như thế nào để hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau đối với từng doanh nghiệp.
Xem thêm các dịch vụ phục vụ cho việc chuyển đổi số mà VBPO chúng tôi đang cung cấp: Dịch vụ BPO chuyên nghiệp