The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationĐể góp phần đi đến mục tiêu chiến thắng, đẩy lùi đại dịch Covid-19, giờ đây, việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ mục tiêu này đang là hướng đúng đắn, cần lựa chọn, phát huy kịp thời vào lúc này.
Đó là việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối có chứa thông tin dữ liệu số (blockchain) - nhân tố quan trọng thuộc một trong ba mũi tấn công giúp mở cánh cửa chiến thắng, đẩy lùi đại dịch gồm: xét nghiệm chủ động, công nghệ bắt buộc và vaccine quyết định.
Để có cái nhìn rõ hơn về các lợi ích, ưu điểm của AI và blockchain mang lại trong cuộc chiến chống đại dịch, chúng ta cùng đến với những quan điểm của các chuyên gia công nghệ, nhà quản lý chia sẻ trong diễn đàn trực tuyến CTO Talks do báo điện tử VnExpress vừa tổ chức mới đây.
Công nghệ mang sức mạnh chống dịch
Có thể nói, nhờ công nghệ hỗ trợ mà cuộc chiến chống Covid-19 trong thời gian qua không riêng Việt Nam mà thế giới đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực.
Khẳng định về thành quả điều đúng đắn này, người sáng lập/CEO Got It Hùng Trần, chuyên gia chuyên nghiên cứu AI cho biết, thực tế AI trong việc phòng chống dịch đã được xây dựng, thiết lập - như tấm lá chắn, giúp hình thành mô hình dự báo tình hình dịch bệnh, nâng cao việc phòng, chống dịch và nghiên cứu, điều trị bệnh ngày một hiệu quả.
Trên quan điểm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học - công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, cho rằng blockchain là một giải pháp công nghệ có sức mạnh tích cực góp phần nâng cao hiệu quả việc phòng chống, đẩy lùi đại dịch bệnh Covid-19.
Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm
Do đó, giờ đây, các công ty công nghệ và các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghệ đã nhìn nhận ra vấn đề và bắt đầu xây dựng một số giải pháp blockchain đối với ngành Y tế như: Theo dõi chuỗi cung ứng thuốc, quản lý vật tư và dữ liệu y tế, tư vấn cho công dân và xác định các triệu chứng liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
"Tại Việt Nam, AI và blockchain đã được sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh và từng bước được nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện ở Việt Nam", Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm về lợi ích của blockchain đang được ứng dụng trong ngành Y tế, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Tập đoàn Bkav cho rằng, AI có thể sử dụng, phát triển và được tối ưu trên công cụ camera AI phát hiện người có thân nhiệt cao, không đeo khẩu trang, không giãn cách đúng quy định... từ đó giúp đưa ra các cảnh báo để các cơ quan chức năng giám sát, kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Al trong công cụ camera giúp tự động phát hiện 24/7 các trường hợp tụ họp đông người trong cộng đồng, trong khu cách ly… từ đó đưa ra các cảnh báo, nhắc nhở mọi người nêu cao ý thức phòng, chống dịch
Al còn có ưu điểm không chỉ giúp tăng khả năng chốt chặn các ca bệnh mới tại các bệnh viện, giúp phát hiện từ xa các ca nhiễm bệnh mới qua các biểu hiện, triệu chứng ban đầu như: Ho, sốt… mà nó còn giúp các cơ quan chuyên môn hậu kiểm chính xác các kết quả xét nghiệm, không bị nhầm lẫn và đúng thực tế số liệu thực báo cáo.
Cùng với đó, AI giúp lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 dễ dàng, những người tầm soát chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý súc miệng và đặt vào thiết bị, bấm nút thiết bị thì chỉ 10 giây sau đã cho kết quả.
"Khi sử dụng theo phương pháp này, AI giúp việc tầm soát được thực hiện nhanh chóng và không tốn kém, bởi chỉ sử dụng nước muối mà không cần kit xét nghiệm hay sinh phẩm đắt đỏ và khan hiếm", ông Quảng khẳng định.
Còn theo ông Nguyễn Huy, đồng sáng lập/CTO KardiaChain nêu quan điểm, blockchain đã mang lại nhiều giá trị, trong đó: Giúp tạo tính minh bạch trong việc quản lý hồ sơ y tế, cho phép các bệnh viện truy cập, trao đổi trực tiếp bệnh án các bệnh nhân an toàn, giúp các bệnh nhân, cộng đồng có sự chuẩn bị tốt nhất…
"Blockchain giúp tối ưu hóa các quy trình chữa trị bệnh; giám sát việc triển khai chứng chỉ vaccine (hộ chiếu vaccine); quản lý chuỗi cung ứng y tế", ông Huy nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Huy, blockchain cũng mới chỉ hình thành, phát triển mạnh tại Việt Nam trong vòng 5 năm qua, do đó để khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ này, chúng ta cần tập trung đầu tư về chất lượng nguồn lực con người (nguồn nhân lực trình độ cao, đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia CNTT).
AI, blockchain là sự đột phá của tư duy con người trong thời đại số
Nói về kết quả mà công nghệ AI và blockchain mang lại thời gian qua, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh năm vừa qua, điển hình là AI trong các sản phẩm ứng dụng chống Covid-19 đã cho những kết quả hữu ích, tích cực - trở thành cẩm nang không thể thiếu trong mùa dịch bệnh.
Cụ thể, AI trong các sản phẩm ứng dụng này đã giúp người dùng tự giải đáp, tìm được các thông tin cách phòng, chống dịch bệnh liên tục (24/7); giúp kết nối người bệnh với các bác sỹ đầu ngành; trao đổi thông tin với trợ lý ảo bằng giọng nói.
Cũng nói về kết quả này, năm ngoái, tại Mỹ, một nhóm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm khoa học máy tính và AI tại Viện công nghệ Massachusetts đã phát triển một thiết bị không dây cho phép các bác sĩ theo dõi bệnh nhân từ xa. Theo đó thiết bị có tên Emerald, sử dụng AI để phân tích các chỉ số trong cơ thể con người, nhất là các chuyển động của lồng ngực và chuyển động của nhiều người trong một vùng không gian nhất định, từ đó cho đưa ra các cảnh báo ưu tiên cho các trường hợp bệnh nhân ít nghiêm trọng có thể cân nhắc và lựa chọn ở nhà điều trị, nhưng vẫn chịu sự giám sát của các chuyên gia y tế.
Al có khả năng rút ngắn thời gian ở nhiều công đoạn điều chế vaccine
Cách đây không lâu, tại buổi tọa đàm trực tuyến "Ứng dụng AI phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19", với vai trò là chuyên gia đầu ngành về AI, bà Joumana Ghosn, Giám đốc Viện nghiên cứu AI Mila (Canada), cho rằng AI được ứng dụng rất gần gũi trong cuộc sống và đang được áp dụng tại nhiều đơn vị y tế, giúp việc điều trị, thăm khám từ xa; giúp các bệnh nhân giao tiếp, trao đổi với bác sĩ, sử dụng hệ thống hỏi đáp tự động bằng ngôn ngữ tự nhiên.
"AI giúp cung cấp thông tin từ các nguồn tin đáng tin cậy cùng với các hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và đưa ra các biện pháp bảo vệ, kiểm tra, theo dõi các triệu chứng… giúp người dân đưa ra các quyết định đến khám sàng lọc tại bệnh viện hay tự cách ly tại nhà", bà Joumana Ghosn nhấn mạnh.
Cũng ở buổi tọa đàm này, theo TS. Stefan Hajkowicz, Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu kỹ thuật số của cơ quan khoa học quốc gia của Austrailia cho biết, công nghệ AI đang hỗ trợ rất tốt cho các bác sĩ, chuyên gia nghiên cứu và có khả năng rút ngắn thời gian ở nhiều công đoạn điều chế vaccine.
Cũng mang nhiều ưu điểm, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, blockchain đã được một số công ty công nghệ nước ngoài phát triển thông qua sổ cái phân tán mang tên Hedera Hashgraph, hoạt động dựa trên sự tương tác trong thời gian thực, đảm bảo đầy đủ mọi cơ sở dữ liệu và được chia sẻ, đồng bộ hóa liên tục nhiều website, các tổ chức và chính quyền khu vực nhằm giúp theo dõi sự lan truyền của chủng virus này hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, Hedera Hashgraph cũng đảm bảo không cho phép thông tin bị thao túng hoặc thay đổi khi xuất hiện những sự kiện không được kiểm chứng; dễ dàng cho phép bất kỳ người dùng nào muốn xem dữ liệu cơ bản về sự lây lan của chủng virus Covid-19; đảm bảo các khoản đóng góp có thể theo dõi, lưu lại thông tin của một người hoặc tổ chức vào một tài khoản và cung cấp y tế được gửi đến các bệnh viện…
Như vậy, với những ứng dụng nổi bật, tiêu biểu trên, công nghệ AI và blockchain chính là một công cụ công nghệ hữu ích, là sản phẩm đột phá của tư duy con người trong thời đại kỹ thuật số. Và việc ứng dụng hiệu quả nhân tố công nghệ này, chúng ta chắc chắn có được những kết quả, lợi ích mong đợi, góp phần to lớn phục vụ cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt, góp sức đắc lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày một hiệu quả cao/.
*Nguồn: ictvietnam