The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
Tầng 20, Tòa nhà Software Park 02 Quang Trung, Phường Thạch Thang Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
(+84 236) 6299 289
contact_vbpo@vbpo.com.vn
Blog 4.0
Ký sự 4.0
Chuyển đổi số & Vấn đề sống còn của Doanh nghiệp
Chuyển đổi số 'cánh cửa' sống còn của Doanh nghiệp. Có thật sự nghiêm trọng đến vậy không? và khái niệm chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) được định nghĩa là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ số trong các quy trình kinh doanh mới, hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh cũ, trong đó có cả thay đổi văn hóa làm việc, nâng cao trải nghiệm khách hàng để đáp ứng yêu cầu của kinh doanh và thích ứng theo sự biến đổi của thị trường, giúp giảm được chi phí vận hành, đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh, chuyển đổi số là sự chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang dùng kỹ thuật số để tiết kiệm thời gian và kinh phí, chứ không phải là số hóa những tài liệu giấy tờ đã có dưới dạng PDF hay ảnh rồi lưu trữ vào máy tính. Cụ thể hơn chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, làm việc và phương thức sản xuất với các công nghệ số. Quá trình chuyển đổi số thường được nhìn theo ba cấp độ: Số hóa, Xác định mô hình hoạt động và Chuyển đổi.
Bản chất của cấp độ số hoá là biến đổi. Các thực thể sau khi số hoá có thể nối với nhau trên Internet, tạo nên không gian số. Kết nối này dẫn đến khả năng các hoạt động của con người đều có thể được điều khiển và tính toán dựa trên phiên bản số của các thực thể.
Sau nguy có cơ. Đại dịch cũng là cơ hội cho chuyển đổi số, cơ hội và cả sự bắt buộc tất yếu, chuyển qua cách làm hoàn toàn mới, trong đó tính sáng tạo trong xác định mô hình hoạt động sẽ là yếu tố đột phá.
Trong bối cảnh Covid-19, dưới những thay đổi mang tính bắt buộc như giãn cách xã hội hay xu hướng làm việc tại nhà, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để kết nối và duy trì hoạt động của mình. Bài toán được đặt ra lúc này sẽ là “chuyển đổi số hay chết và chuyển đổi số như thế nào để tồn tại”.
Tất nhiên là cần phải có thêm áp lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp được diễn ra một cách nhanh chóng nhằm sớm mang lại hiệu quả. Có thể lấy ví dụ Covid-19 buộc doanh nghiệp phải tìm cách làm việc từ xa, thậm chí tiếp cận khách hàng cũng từ xa, vậy nếu doanh nghiệp chưa có nền tảng, chưa có kênh bán hàng thì việc này quả thật rất khó, làm sao khách hàng tìm thấy sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp chứ chưa tính đến việc sẽ tiếp cận khách hàng một cách chủ động và chọn lọc. Hay như quy định về hoá đơn điện tử cũng đã 'ép' Doanh nghiệp chuyển đổi số mảng này. Vì vậy, có thể cơ quan quản lý cần thêm chính sách để đốc thúc cho doanh nghiệp chuyển đổi số .
Hiện nay không ít Doanh nghiệp Việt còn đang thiếu công cụ thanh toán số xuyên biên giới. yếu điểm đó đã khiến nhiều hợp đồng tỷ USD của Doanh nghiệp tuột khỏi tay trong tích tắc, trong khi có được hợp đồng trong bối cảnh dịch bệnh lúc này rất quý giá với sự tồn tại của Doanh nghiệp.
Nút thắt trong chuyển đổi số lĩnh vực xuất nhập khẩu mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải là thiếu công cụ truy xuất nguồn gốc hàng hoá, các thủ tục hải quan,... làm giảm đi cơ hội đưa sản phẩm tới các thị trường lớn như EU khi EVFTA đã có hiệu lực.