The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
Tầng 20, Tòa nhà Software Park 02 Quang Trung, Phường Thạch Thang Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
(+84 236) 6299 289
contact_vbpo@vbpo.com.vn
Blog 4.0
Ký sự 4.0
Công nghệ Blockchain cho đô thị thông minh
(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 8/11, diễn ra hội nghị quốc tế thường niên Khu Công nghệ cao TPHCM lần thứ 6 năm 2019 với chủ đề “Công nghệ Blockchain cho đô thị thông minh”. Tham dự có nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP Phạm Chánh Trực; Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến; đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện một số sở, ngành TP.
Tại hội nghị, Quyền Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM Lê Bích Loan cho biết: Hội nghị nhằm mục đích cung cấp những thành tựu mới nhất về nghiên cứu và phát triển công nghệ Blockchain trên thế giới cũng như các ứng dụng tiềm năng tại Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh dựa trên ứng dụng công nghệ Blockchain. Hội nghị cũng tăng cường sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các viện, trường trong lĩnh vực mới nổi này.
Bên cạnh đó, hội nghị giúp kết nối những chuyên gia hàng đầu với doanh nghiệp (DN), giúp các DN có thể tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động điều hành, tổ chức và kinh doanh một cách hiệu quả; đề xuất các mô hình mới ứng dụng công nghệ Blockchain. Hội nghị tạo ra cơ hội kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực này, cùng chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm, thành tựu đạt được, góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ Blockchain trong xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh.
Còn Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Võ Thị Trung Trinh cho biết: Công nghệ Blockchain có phạm vi ứng dụng rất rộng trong xây dựng TPHCM thành một đô thị thông minh. Ở đây, có 4 mảng ứng dụng công nghệ Blockchain quan trọng nhất tại TPHCM. Thứ nhất là ứng dụng Blockchain trong cung cấp các dịch vụ công. Blockchain là công cụ đặc biệt hữu hiệu trong triển khai các dịch vụ công mang tính liên thông giữa nhiều cơ quan chức năng. Việc ứng dụng Blockchain giúp tránh được sự nhầm lẫn hay bỏ sót hồ sơ, tài liệu và đảm bảo tính minh bạch trong toàn chuỗi liên thông xử lý hồ sơ. Bên cạnh đó, ứng dụng Blockchain còn mang lại khả năng có thể tự động hóa một số dịch vụ công. Ví dụ, trích lục hồ sơ, công chứng điện tử, cấp lại giấy tờ (kết hôn, đăng ký,...) cho người dân và doanh nghiệp (dịch vụ công cấp độ 4).
Thứ hai là ứng dụng Blockchain trong quản lý và điều hành đô thị. Ví dụ, các cảm biến cung cấp thông tin trạng thái về mực nước dâng ngày triều cường làm căn cứ cho hệ thống điều khiển giao thông tự động điều chỉnh luồng giao thông tránh bị ùn tắc cục bộ.
Thứ ba là ứng dụng Blockchain trong phát triển kinh tế. Một ví dụ đơn giản nhưng mang tính cấp bách là TP sẽ sớm xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa dựa trên công nghệ Blockchain theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc này không chỉ mang lại uy tín cho những sản phẩm của TP cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế mà quan trọng hơn, còn là thước đo về trạng thái thực của các quy trình sản xuất tại từng đơn vị sản xuất cụ thể (ví dụ có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hay không, có hiệu quả không, trình độ công nghệ,...). Như thế, Blockchain không chỉ là phương tiện hỗ trợ sản xuất, kinh doanh mà cao hơn thế, còn là công cụ giúp làm thay đổi tập quán canh tác, hướng tới các chuẩn mực quốc tế khi nước ta hội nhập ngày càng sâu với quốc tế.
Thứ tư là ứng dụng Blockchain trong phát triển xã hội. Đó là người dân chỉ cần một mã định danh là có thể tham gia bất cứ một loại hình dịch vụ xã hội nào mà không cần làm tờ khai như trước đây. Nhờ khả năng “xâu chuỗi” những tác vụ rời rạc liên quan đến hàng triệu người với nguồn dữ liệu lớn lưu trữ trong hệ thống, việc sử dụng các thuật toán AI giúp chúng ta dễ dàng phân tích mọi khía cạnh liên quan để có thể đưa ra những phương án phục vụ người dân một cách tốt nhất, trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân - mục đích quan trọng nhất của một đô thị thông minh.
Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Công nghệ cao) ký kết hợp tác với CBA Ventures (Hàn Quốc)
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh: Đây là sự kiện khoa học phù hợp với chính sách và quy mô của Khu Công nghệ cao TP. Đồng thời, chủ đề hội nghị rất phù hợp với sự phát triển đô thị thông minh của TP. Với việc xây dựng đô thị thông minh, TPHCM luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ Blockchain…Do đó, sau hội nghị này, TP sẽ nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ Blockchain trong thời gian tới.
Cũng tại hội nghị, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Công nghệ cao) ký kết hợp tác với CBA Ventures (Hàn Quốc), trong đó tập trung vào hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ Blockchain, ươm tạo DN và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp về ứng dụng công nghệ Blockchain,…