The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationNghiên cứu của Cisco chỉ ra rằng chỉ 27% các tổ chức ở Việt Nam trong tâm thế hoàn toàn sẵn sàng để triển khai và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI); hơn 8/10 tổ chức (87%) được phân loại là Pacesetters hoặc Chasers (đã chuẩn bị/chuẩn bị ở mức độ trung bình) trong ứng dụng AI.
Doanh nghiệp (DN) Việt Nam rất chủ động tiếp cận và ứng dụng AI
Theo Chỉ số sẵn sàng AI (AI Readiness Index) đầu tiên của Cisco vừa chính thức công bố, chỉ có 27% các tổ chức tại Việt Nam hoàn toàn sẵn sàng triển khai và khai thác các công nghệ được hỗ trợ bởi AI. Chỉ số Sẵn sàng AI mới của Cisco dựa trên cuộc khảo sát double-blind (thực hiện bởi một bên thứ ba) với 8.161 lãnh đạo DN tư nhân và CNTT có quy mô 500 nhân viên trở lên và trên 30 thị trường.
Chỉ số này được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu áp dụng AI ngày một tăng cao, một biến đổi đột phá tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Báo cáo này nhấn mạnh sự chuẩn bị của các công ty trong việc triển khai và áp dụng AI, đồng thời, chỉ ra những lỗ hổng nghiêm trọng trên các trụ cột và cơ sở kinh doanh chủ chốt có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng trong tương lai gần.
Nghiên cứu mới này phát hiện ra rằng, dù nhu cầu áp dụng AI đã tiến triển chậm rãi suốt nhiều thập kỷ, những tiến bộ của AI tạo sinh và sự phổ biến rộng rãi của công nghệ này trong năm vừa qua, mới chính là động cơ thu hút sự chú ý lớn về những thách thức, thay đổi và khả năng mới mà công nghệ này mang lại.
Dù 92% người tham gia khảo sát cho rằng AI sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ, AI cũng sẽ tạo ra những vấn đề mới về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Những phát hiện từ Chỉ số này cho thấy rằng thách thức mà các công ty gặp nhiều nhất là tận dụng AI trên dữ liệu. Trên thực tế, tới 68% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng điều này là do dữ liệu tồn tại trong các bộ phận lưu trữ trong tổ chức.
99% các công ty Việt Nam cho biết tính cấp bách của việc triển khai công nghệ hỗ trợ Al đang ngày càng tăng lên
Tuy nhiên, kết quả từ Chỉ số cũng có những tín hiệu tích cực, khi các công ty ở Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp chủ động để chuẩn bị cho một tương lai tập trung vào AI. Bên cạnh những phát hiện chung, chỉ có 27% công ty là Pacesetters (chuẩn bị đầy đủ), nghiên cứu còn cho thấy 1% công ty ở Việt Nam được coi là Laggards (không chuẩn bị) và 28% thuộc Followers (chuẩn bị mức độ thấp).
Khi nói đến việc xây dựng chiến lược AI, 99% tổ chức, DN tại Việt Nam đang có một chiến lược rõ ràng nhằm triển khai AI hoặc đang lên kế hoạch phát triển. Hơn 8/10 tổ chức (87%) được phân loại là Pacesetters hoặc Chasers (đã chuẩn bị/chuẩn bị ở mức độ trung bình), chỉ có 2% thuộc phân loại Laggards (không chuẩn bị).
Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo cấp cao và nhà quản lý CNTT tại Việt Nam đã chú ý đến việc áp dụng AI. 99% người được hỏi cho biết mức độ cấp thiết phải triển khai công nghệ AI trong tổ chức của họ đã tăng lên trong 6 tháng qua, trong đó cơ sở hạ tầng CNTT và an ninh mạng được cho là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để triển khai AI.
Xu hướng tiếp cận AI toàn cầu
Các công ty đã được kiểm định dựa trên 49 số liệu khác nhau để đánh giá từng lĩnh vực và khả năng sẵn sàng. Mỗi chỉ số được đánh giá dựa trên tầm quan trọng của mức độ sẵn sàng khác nhau của từng lĩnh vực. Dựa vào đó, Cisco đã xác định được 4 nhóm mức độ sẵn sàng khác nhau của các tổ chức - Pacesetters (chuẩn bị đầy đủ), Chasers (chuẩn bị mức độ trung bình), Followers (chuẩn bị mức độ thấp) và Laggards (không chuẩn bị).
Dữ liệu toàn cầu cho thấy: Pacesetters (86% trở lên): Các tổ chức đi đầu trong việc sẵn sàng áp dụng và tích hợp AI trên toàn cầu; Chaser (61% đến 85%): Các tổ chức có tiến bộ tốt và mức độ sẵn sàng AI trên mức trung bình; Followers (31% - 60%): Các tổ chức có động lực sẵn sàng áp dụng AI nhưng mức độ chuẩn bị dưới mức trung bình; Laggards (30% trở xuống): Các tổ chức ít chuẩn bị nhất cho việc áp dụng và tích hợp AI.
Những số liệu chung toàn cầu
“Khi các công ty đang gấp rút triển khai giải pháp AI, họ nên biết lĩnh vực nào cần đầu tư để đảm bảo cơ sở hạ tầng của họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho khối lượng công việc của AI. Các tổ chức cũng cần nắm bắt bối cảnh sử dụng AI để đảm bảo hiệu quả đầu tư (ROI), bảo mật và đặc biệt là sử dụng một cách có trách nhiệm", bà Liz Centoni, Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành Ứng dụng và Chiến lược của Cisco nhấn mạnh.
Bất chấp cảm giác cấp bách rộng rãi xung quanh việc áp dụng AI, Chỉ số cho thấy loại ngành và quy mô tổ chức có ảnh hưởng đáng kể trong việc xác định tổ chức nào sẵn sàng tốt nhất để nắm bắt các cơ hội do AI mang lại.
Khi phân tích 17 lĩnh vực khác nhau được nêu trong Chỉ số, có một nhóm tổ chức hàng đầu luôn vượt trội so với các tổ chức khác về mức độ sẵn sàng của AI, cả về tổng thể và trên 6 trụ cột. Nhóm này bao gồm (theo thứ tự): dịch vụ công nghệ, bán lẻ, dịch vụ tài chính và dịch vụ kinh doanh - tất cả các lĩnh vực có mức độ phụ thuộc và phức tạp về công nghệ cao.
Mặt khác, các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp dịch vụ hoặc chăm sóc cá nhân lại tụt hậu về mức độ sẵn sàng của AI. Các lĩnh vực này bao gồm: thông tin và truyền thông, giáo dục, y tế, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ du lịch và vận tải.
Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng AI dựa trên 6 lĩnh vực: chiến lược, cơ sở hạ tầng, dữ liệu, nhân tài, quản lý và văn hóa cho thấy một số điểm chung trong ứng dụng AI của các tổ chức, DN trên toàn cầu:
KHẨN CẤP (URGENCY): Các công ty có tối đa 1 năm để áp dụng AI trước khi bắt đầu nhận thấy những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
84% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng họ có tối đa một năm để thực hiện chiến lược AI trước khi công ty của họ bắt đầu chịu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
CHIẾN LƯỢC (STRATEGY): Bước một là chiến lược và các tổ chức đang đi đúng hướng.
87% tổ chức được xếp hạng là Pacesetters hoặc Chasers, và chỉ có 2% được xác định là Laggards. Ngoài ra, 99% tổ chức đã có sẵn chiến lược AI rõ ràng hoặc đang trong quá trình phát triển. Đây là một dấu hiệu tích cực và đồng thời cho thấy các công ty còn nhiều việc cần làm.
CƠ SỞ HẠ TẦNG (INFRASTRUCTURE): Mạng không được trang bị đủ để đáp ứng khối lượng công việc AI.
Sự sẵn sàng về tổng thể của doanh nghiệp
95% DN trên toàn cầu nhận ra rằng AI sẽ làm tăng khối lượng công việc của cơ sở hạ tầng, nhưng ở Việt Nam chỉ có 40% tổ chức cho rằng cơ sở hạ tầng của họ có khả năng mở rộng hơn. 60% người tham gia khảo sát cho biết họ bị hạn chế hoặc không có khả năng mở rộng khi phải đối mặt với những thách thức AI mới trong cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại.
Để đáp ứng được nhu cầu điện toán và sức mạnh AI ngày càng tăng, 53% công ty sẽ cần thêm bộ xử lý đồ họa (GPUs) của trung tâm dữ liệu để hỗ trợ khối công việc AI trong tương lai.
DỮ LIỆU (DATA): Các tổ chức không thể bỏ qua tầm quan trọng của dữ liệu “sẵn sàng cho AI”.
Mặc dù dữ liệu là “xương sống” và đóng vai trò cần thiết cho các hoạt động của AI, nhưng đây cũng là lĩnh vực có mức độ sẵn sàng thấp nhất với 12% Laggards. 68% người được hỏi cho rằng bộ phận lưu trữ và dữ liệu trong tổ chức của họ đã bị phân mảnh ở một mức độ nào đó.
Điều này đặt ra một thách thức quan trọng, bởi sự phức tạp của việc tích hợp dữ liệu ở nhiều nguồn khác nhau và việc cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng AI có thể ảnh hưởng đến khả năng tận dụng toàn bộ tính năng của ứng dụng này.
QUẢN LÝ (GOVERNANCE): Việc áp dụng chính sách AI bắt đầu chậm trễ.
65% tổ chức cho rằng không có chính sách AI toàn diện. Khi giải quyết một vấn đề, các công ty cần xem xét và quản lý tất cả các yếu tố làm giảm sự uy tín và độ tin cậy. Những yếu tố này bao gồm quyền riêng tư và chủ quyền dữ liệu cũng như sự hiểu biết và tuân thủ quy định toàn cầu.
Ngoài ra, phải hết sức chú ý đến các khái niệm về thiên kiến, công bằng và minh bạch trong dữ liệu và thuật toán.
VĂN HÓA (CULTURE): Ít sự chuẩn bị nhưng có động lực cao để ưu tiên.
Lĩnh vực này có số lượng Pacesetters thấp nhất (21%) so với các lĩnh vực khác. Chủ yếu là do 2% công ty chưa thay đổi kế hoạch quản lý, 64% công ty thì vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Các nhân sự cấp cao C-level là những người dễ tiếp cận những thay đổi về AI trong nội bộ, và phải đi đầu trong việc phát triển các kế hoạch toàn diện cũng như truyền đạt một cách rõ ràng cho quản lý cấp trung và những nhân viên còn bị hạn chế tiếp cận. Nhưng bên cạnh đó, hơn 8/10 (87%) cho biết tổ chức của họ đang áp dụng AI ở mức độ từ trung bình đến cao.
Mức độ sẵn sàng về văn hóa
Lĩnh vực này có số lượng Pacesetters thấp nhất (21%) so với các lĩnh vực khác. Chủ yếu là do 2% công ty chưa thay đổi kế hoạch quản lý, 64% công ty thì vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Các nhân sự cấp cao C-level là những người dễ tiếp cận những thay đổi về AI trong nội bộ, và phải đi đầu trong việc phát triển các kế hoạch toàn diện cũng như truyền đạt một cách rõ ràng cho quản lý cấp trung và những nhân viên còn bị hạn chế tiếp cận. Nhưng bên cạnh đó, hơn 8/10 (87%) cho biết tổ chức của họ đang áp dụng AI ở mức độ từ trung bình đến cao.
Khi tác động của AI ngày càng tăng, các khung pháp lý sẽ tiếp tục phát triển, khiến các công ty buộc phải cập nhật các quy định liên quan của địa phương và quốc tế. Các tổ chức cần bắt kịp với môi trường phức tạp và thay đổi liên tục này nếu họ muốn tiếp tục tận dụng AI và leo lên đường cong trưởng thành của AI.
Theo thời gian, dự kiến sẽ có thêm các quy định AI mới và các yêu cầu tuân thủ, và việc tụt hậu trong lĩnh vực này có thể khiến các tổ chức gặp rủi ro hoặc hạn chế cạnh tranh.