The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationThị trường công nghệ blockchain toàn cầu đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đột biến trong vài năm qua. Việt Nam được nhận định là có nhiều cơ hội trong cuộc đua này.
► Blockchain là gì? Hoạt động của Blockchain như thế nào? Ứng dụng ra sao?
► Blockchain - trợ thủ đắc lực bảo mật dữ liệu
► Blockchain có thể "hút" vốn đầu tư mạnh nhất trong năm 2022
Thị trường blockchain tăng trưởng kép
Theo báo cáo phân tích "Công nghệ blockchain: quy mô thị trường, thị phần và các xu hướng (Blockchain Technology Market Size, Share & Trends Analysis Report) của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ blockchain toàn cầu được định giá 5,92 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 85,9% từ năm 2022 - 2030. Sự tăng trưởng của thị trường có thể là do nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ngày càng tăng vào các công ty công nghệ blockchain.
Thị trường khu vực Bắc Mỹ thống trị thị trường toàn cầu vào năm 2021 và chiếm hơn 37% thị phần doanh thu blockchain toàn cầu. Chính phủ các nước, các ngành/lĩnh vực bán lẻ và ngân hàng và tài chính (BFSI), đang triển khai các giải pháp thanh toán số và ví điện tử, hợp đồng thông minh và các giải pháp phát hiện danh tính số, đang tạo ra nhu cầu về công nghệ blockchain. Hơn nữa, sự gia tăng sử dụng tiền điện tử của người dân ở Bắc Mỹ cũng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường khu vực.
Trong khi đó, thị trường châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR nhanh nhất trong giai đoạn dự báo. Chính phủ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, đã và đang thúc đẩy việc sử dụng công nghệ blockchain. Điều này chủ yếu là do những lợi ích như tính minh bạch cao và tăng hiệu quả, do công nghệ này cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ, vào năm 2019, chính phủ Hàn Quốc đã công bố khoản đầu tư 880 triệu USD vào các dự án phát triển blockchain.
Còn theo báo cáo thị trường blockchain của Market Research Future, sự tăng trưởng của thị trường chủ yếu là do nhu cầu gia tăng về nhận dạng số trên toàn cầu cũng như vốn hóa ngày càng tăng của các loại tiền điện tử liên quan. Hơn nữa, việc áp dụng ngày càng nhiều các nền tảng nhận dạng dựa trên công nghệ blockchain ở một số quốc gia trên toàn thế giới cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trong khung thời gian dự báo.
Blockchain đề cập đến một sổ cái bất biến, được chia sẻ cho phép theo dõi tài sản và ghi lại các giao dịch trong một mạng lưới kinh doanh. Sự tập trung ngày càng tăng vào việc phân cấp các sổ cái dữ liệu và thông tin đã gây ra sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng của thị trường công nghệ blockchain. Thị trường đơn giản hóa tính nhạy cảm của các chức năng cơ sở dữ liệu bằng cách thực hiện các tương tác minh bạch.
Tại Việt Nam, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ blockchain mở ra cơ hội để Việt Nam bứt phá, thu hút nguồn lực nhân tài về nước cũng như nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam. Tính trên thế giới, trong số top 200 công ty, doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ blockchain, có 5 -7 DN do người Việt Nam thành lập. Hiện có khoảng 10 DN khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD. Những kỳ lân công nghệ Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường blockchain toàn cầu.
Nền tảng ban đầu
Tại lễ ra mắt Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) hồi tháng 5/2022, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng cho biết: Hiện, Bộ KH&CN đang triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0", mã số KC-4.0/19-25, trong đó blockchain là một trong những công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 được chương trình này ưu tiên.
Tại sự kiện "Hút vốn đầu tư cho startup blockchain" do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho biết thời gian vừa qua, công nghệ blokchain nổi lên mạnh mẽ là blockchain trong lĩnh vực công nghệ. Việt Nam hiện nay đang có những chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số thông qua rất nhiều chiến lược, chương trình phát triển. Blockchain đã được phê duyệt là một trong những công nghệ trọng điểm của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, bên cạnh các công nghệ AI, đám mây (cloud), IoT. Cùng với đó, cộng đồng DN hưởng ứng khi có nhiều hoạt động, hội thảo… về blockchain.
Trong thời gian vừa qua, chứng kiến có một sự thay đổi mạnh mẽ về một số sản phẩm công nghệ của một số DN, trong đó có các startup Việt Nam. Có nhiều startup đã gây dựng được tên tuổi không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu về blockchain, khiến cho các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là 1/5 quốc gia phát triển hàng đầu về blockchain, có thể gọi là cường quốc, ông Văn cho biết thêm.
Nắm bắt cơ hội
Cũng theo ông Vũ Kiêm Văn, blockchain nổi lên nhờ ứng dụng trong tài chính, tiền ảo nhưng blockchain có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, công nghiệp, du lịch, logistics, giải trí… nên chính phủ đã xác định blockchain là công nghệ trọng điểm của CMCN 4.0, kỳ vọng lĩnh vực này là bệ phóng, đòn bẩy giúp cho nền công nghệ Việt Nam phát triển và tạo ra sự phát triển đột phá trong thời gian tới.
Để phát triển blockchain, ông Văn cho rằng cần phải làm rất nhiều việc bao gồm có phát triển nguồn nhân lực, xây dựng dự án, thu hút đầu tư, phát triển thị trường, đặc biệt là đi ra (go global) toàn cầu. Hội nghị Blockchain toàn cầu (GBC - Global Blockchain Congress) vừa qua là một sự kiện thường niên với mục tiêu kết nối và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực blockchain nói riêng và CNTT nói chung trên toàn thế giới. Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội, lần đầu tiên ngoài Dubai, là nơi gặp gỡ giữa các dự án, các nhà đầu tư, tìm được tầm nhìn, tiếng nói chung để chia sẻ kỳ vọng, truyền cảm hứng cho các dự án khởi nghiệp, cầu nối tìm ra cơ hội phát triển, đầu tư cho các dự án.
Ông Hadi Malaeb, Đồng sáng lập & CEO, Agora Group, đơn vị tổ chức GBC cho biết Việt Nam không chỉ thị trường tiềm năng khi các bạn trẻ Việt Nam có ý tưởng cũng như đam mê. Việt Nam có sức hút đầu tư, do sự phát triển của nhiều dự án blockchain cũng như dự án khởi nghiệp trên nền tảng blockchain được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Đối với Agora Group, Việt Nam là một nơi chiến lược để có thể phát triển và vươn tiếng nói ra khỏi cộng đồng Dubai.
Việt Nam có nhiều dự án blockchain mạnh, hiện đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, với khoảng 3000 dự án blockchain, 200 quỹ đầu tư mạo hiểm, 100 các đơn vị ươm mầm dự án để hỗ trợ startup blockchain. 9 GBC trước đây thu hút hơn 600 nhà đầu tư, cầu nối gọi vốn cho nhiều dự án đầu tư, có dự án gọi vốn lên tới 80 triệu USD. GBC tập trung vào chọn lựa dự án có chất lượng bằng thước đo của Agora xây dựng và đã sử dụng.
Đây là tiền đề cho blockchain phát triển và hy vọng Việt Nam sẽ trở thành 1 trung tâm (hub), quy tụ về blockchain và công nghệ, thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để giúp Việt Nam xây dựng nền tảng hành lang pháp lý, để có dự án vươn tầm thế giới.
Vẫn còn nhiều việc phải làm
Với những cơ hội mà Việt Nam có thể nắm bắt từ blockahin, ở một khía cạnh khác, ông Hadi Malaeb thẳng thắn cho rằng Việt Nam cần thực hiện một số việc để thúc đẩy blockchain phát triển. Đầu tiên là việc gọi vốn cho dự án Việt Nam blockchain hiện có khó khăn vì startup phải chứng minh dám nói, dám làm, cam kết là có thể trả lại những nhà đầu tư sự tin tưởng, các cam kết thực hiện.
"6 tháng trước, việc gọi vốn dễ hơn, nhưng 6 tháng gần đây một số dự án Việt Nam chỉ lấy tiền của nhà đầu tư và "chạy", theo đó, khiến nhiều dự án Việt Nam bị kéo xuống vì uy tín cũng như cách thức làm việc. Nên giữ và phát triển, duy trì chứ không phải lạm dụng và chà đạp lên nhà đầu tư", ông Hadi Malaeb cho hay.
Muốn gọi vốn được, ông Hadi Malaeb nhấn mạnh các dự án blockchain phải có ý tưởng và ý tưởng đó giải quyết vấn đề, xác định đội ngũ có đủ khả năng thực hiện được ý tưởng đó hay không. Sau đó đi kiếm những đối tác chiến lược những người có niềm tin, đầu tư xây dựng ý tưởng của startup thành hình, thành sản phẩm nhất định sẽ tăng thì vốn sẽ về. "Nhà đầu tư nhìn vào ý tưởng, đội ngũ, đối tác chiến lược để tăng niềm tin. Niềm tin tăng thì vốn sẽ về", ông Hadi Malaeb nhấn mạnh.
Cũng nói về niềm tin, bà Jennie Hoang Phuong, Công ty CP Tư vấn Giải pháp và Truyền thông D.Lion chia sẻ thêm một số dự án blockchain có sản phẩm chưa xong nhưng lại thu hút đầu tư lớn vì chứng minh được niềm tin bởi họ tập trung vào xây dựng đội ngũ, cốt lõi của dự án.
Bà cũng chia sẻ việc các startup ban đầu chỉ tập trung quảng bá sẽ có cả mặt lợi và hại. Khi quảng bá thì nhiều vốn nhưng rủi ro cũng cao, bởi vì vốn cao thì cũng phải trả lại thành quả, sản phẩm, nền tảng. Bên cạnh đó, là niềm tin, bảo mật thông tin…
"Các dự án không nên quá tập trung vào quá truyền thông, marketing mà phải đầu tư tập trung vào giá trị cốt lõi. Nếu các startup làm thương hiệu để tăng thương hiệu nhưng quên cốt lõi thì nhà đầu tư đến rồi sẽ đi. Đó là rủi ro, nỗi đau mà là đơn vị đầu tư vào marketing", bà Phương cho hay.
Ông Tony Trần, CEO của V2B Labs cho biết blockchain đang dần hiện thực hoá trong đời sống. Người Việt trẻ và thông minh, tiếp cận blockchain rất nhanh so với quốc tế nhưng vẫn còn những giới hạn như về quan hệ hợp tác quốc tế.
Theo các chuyên gia, một số công việc nữa cần phải tập trung, trong đó đặc biệt là vấn đề đảm bảo ATTT cho blockchain phát triển. Ông Vũ Kiêm Văn cho biết bản chất của blockchain là phi tập trung, dựa trên yếu tố đồng thuận nên yếu tố về không biên giới rất là cao, có thể huy động nguồn lực trên toàn cầu, không giới hạn trong biên giới quốc gia nên cũng đặt ra những thách thức cho việc ban hành chính sách quốc gia.
Bên cạnh đó, còn những thách thức khác là do blockchain dựa trên mã hoá, bảo mật, lưu trữ… nên liên quan rất nhiều đến bảo mật (security). Làm sao để đảm bảo được ATTT vì khi ra toàn cầu rồi thì các tin tặc (hacker) nhắm đến là trên toàn cầu chứ không chỉ quốc gia, đặt ra thách thức cho các nhà phát triển. Tiếp nữa là công nghệ blockchain phải giải quyết vấn đề lưu trữ để làm sao bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, nhưng cũng bảo đảm thời gian, tốc độ… Công nghệ thì dần dần sẽ tốt. Khó khăn nhất của blockchain vẫn là sự đồng thuận phi tập trung.
Cũng đồng quan điểm, ông Hadi cho biết blockchain đơn giản là phi tập trung mà phi tập trung thường được hiểu có nghĩa là mất kiểm soát, theo đó, khó đảm bảo. Vậy, làm sao giúp công nghiệp blockchain có thể phát triển được thì phải trao đổi với đơn vị có thẩm quyền và nhà nước là blockchain không phải là mất kiểm soát mà thực chất để cho những dòng tiền minh bạch hơn. "Để làm được việc này thì phải xây dựng hành lang pháp lý, hệ thống, quy trình để có thể giúp cho DN cống hiến".
Việt Nam đang là một trong những nước cập nhật xu thế cũng như rành về mảng công nghệ blockchain này, gần như là nước top thế giới về việc nắm bắt nhanh nhẹn. Theo đó, ông Hadi cho biết, có hai vấn đề cần tập trung giải quyết là thuế và bảo mật.
Theo ông Hadi, blockchain có thể sản sinh ra rất nhiều tài sản số mà không được công nhận là một tài sản, dịch vụ. Vậy làm sao, những dự án này có thể cống hiến lại cho mảng thuế. Ở Dubai khi làm báo cáo tài chính cũng chưa thể mang tiền mã hoá để chứng minh là doanh thu. Đây là vấn đề mà các nước cần tập trung cho hỗ trợ DN làm nền tảng blockchain. Về bảo mật, làm sao để bảo mật thông tin cá nhân, doanh thu và khi phi tập trung rồi thì làm thế nào để chống tấn công ví số, tài sản số.
"Để giải quyết hai vấn đề này cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu để đủ hiểu nó và trao đổi cởi mở nhất", ông Hadi cho hay./.
Nguồn: ICT Việt Nam