The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationDiễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam lần thứ III "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế" sẽ được tổ chức vào thứ bảy ngày 11/12/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
Thực hiện chủ trương Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về "Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số", năm 2021, Bộ TT&TT tổ chức Diễn đàn quốc gia Phát triển DN công nghệ số Việt Nam lần thứ III với chủ đề "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế". Diễn đàn có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Ngày 07/12/2021, Bộ TT&TT đã tổ chức họp báo về Diễn đàn quốc gia Phát triển DN công nghệ số Việt Nam lần thứ III. Thông tin về Diễn đàn năm nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhấn mạnh: Diễn đàn năm nay là diễn đàn của hành động chuyển đổi số (CĐS), là động lực chính cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và các DN công nghệ số có vai trò quan trọng trong tiến trình tham gia vào thúc đẩy CĐS.
Thứ trưởng cho biết trong đại dịch nhiều DN công nghệ số đã thể hiện vai trò của mình. Hiện nay, các địa phương trên cả nước đều sử dụng nền tảng quản lý văn bản, 38/63 địa phương đã triển khai các trung tâm IOC hay các nền tảng thương mại điện tử Voso của Viettel, Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hỗ trợ các hộ sản xuất nông sản rất nhiều trong đại dịch... Tất cả đều là các sản phẩm Make in Viet Nam.
Xem thêm: Tăng tốc chuyển đổi số trong ngân hàng
Về xã hội số, Việt Nam có ứng dụng PC-COVID đã có 45 triệu lượt tải. Việc nghẽn lệnh của sàn HOSE đã được vào cuộc và xử lý được trong 100 ngày hay game Axie cũng là game Việt đi ra toàn cầu.
Việt Nam hiện có gần 60.000 DN số. Năm 2021, nhiều DN công nghệ số đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghệ 4.0. Bộ TT&TT đã công bố 34 nền tảng số Make in Viet Nam. Các DN công công nghệ số như VNPT, Viettel, CMC, FPT… có tiềm lực, có đóng góp lớn trong phát triển chính quyền số, kinh tế số với việc xây dựng các nền tảng số quốc gia… và các DN nhỏ có nhiều đổi mới, sáng tạo. DN lớn hợp tác với DN nhỏ, địa phương để cùng triển khai các bài toán địa phương để cả cộng đồng phục hồi phát triển kinh tế. Diễn đàn lần này mong muốn tiếp tục lan tỏa tinh thần Make in Viet Nam.
Trong diễn đàn này, Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng cho biết Bộ TT&TT sẽ công bố các mục tiêu CĐS trong năm 2022 và các năm tiếp theo để phục hồi phát triển KT-XH, các bài toán CĐS Việt Nam, các giải pháp, chính sách, công cụ hỗ trợ cho phát triển DN số.
Thông tin thêm về chương trình của Diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT&TT cho biết chương trình Diễn đàn bao gồm 02 phiên tham luận chính bàn về DN công nghệ số giải các bài toán CĐS quốc gia và DN công nghệ số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong và sau đại dịch COVID-19.
Phiên sáng Bộ trưởng Bộ TT&TT sẽ chúc mừng ngày DN công nghệ số Việt Nam 12/12. Sau đó là các bài tham luận của Tổng cục Du lịch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các DN số như Gapo, IoT Link, MISA, Sky Mavis. Điểm nhấn của phiên sáng là tọa đàm giải pháp CĐS đột phá giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch.
Phiên chiều với chủ đề DN công nghệ số giải bài toán CĐS quốc gia với sự tham gia trình bày của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, các DN CyRadar, FPT, Smartlog, Viettel, VNPT, VietLotus. Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN của Quốc hội Lê Quang Huy sẽ có bài phát biểu quan trọng với chủ đề "Khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát – bản lề cho phát triển công nghệ số Việt Nam".
Cũng tại Diễn đàn, ông Tuyên cho biết Bộ TT&TT tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2021 nhằm tôn vinh các DN, tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc. Ban tổ chức đã nhận được 250 hồ sơ tham dự giải thưởng của nhiều lĩnh vực trên cả nước.
Chia sẻ về ý nghĩa quan trọng của Diễn đàn, ông Hà Trung Kiên, Tổng giám đốc Gapo cho biết Diễn đàn luôn là sự kiện mong chờ của các DN công nghệ số, là nơi trao đổi, giao lưu, nhận diện các vấn đề cho phát triển công nghệ. Gapo đầu tư 11 DN CNTT, với nhiều sản phẩm Make in Viet Nam và làm chủ công nghệ, sản xuất… Một vài sản phẩm công nghệ số sẽ xuất hiện trên thị trường các nước trong năm tới.
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại UBND tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Nam.
Diễn đàn Phát triển DN Công nghệ số Việt Nam là sự kiện thường niên hàng đầu đối với cộng đồng các cơ quan nhà nước, các DN, tổ chức, cá nhân đang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao, công nghệ số.
Diễn đàn là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn DN công nghệ Việt Nam. Sự kiện có sự tham dự của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là hàng trăm chuyên gia, DN công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các DN khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, một triển lãm sẽ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số./.
Nguồn: ictvietnam