The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationKhông giống như vaccine hay thuốc đặc trị, hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) không thể dập tắt COVID-19. Tuy nhiên, đây là một bước tiến lớn của ngành y tế Việt Nam, có thể ngăn chặn bệnh lây lan, giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế hơn, đồng thời tạo ra những bước tiến mạnh mẽ cho y tế “hậu COVID-19”.
Telehealth - bước đi quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành y tế Việt Nam
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) và Bộ Y tế đã khai trương Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Hệ thống do Tập đoàn Viettel phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y và các bệnh viện vệ tinh triển khai thí điểm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hai Bộ.
Tại sự kiện khai trương hệ thống, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện kết nối với Bệnh viện đa khoa Mường Khương, Lào Cai thực hiện hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mạn tính cần đi khám; kết nối với Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp và kết nối trực tiếp với bệnh nhân tại xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương để thực hiện khám bệnh.
Hệ thống do Viettel phát triển đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực theo tiêu chuẩn hệ thống khám chữa bệnh từ xa mà Bộ Y tế ban hành gồm: Tư vấn y tế từ xa; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Hệ thống này sử dụng các công nghệ hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện và thực trạng chung của ngành y tế, được tích hợp vào một nền tảng chung. Điều này giúp triển khai đồng loạt Hệ thống khám chữa bệnh từ xa tại hàng ngàn bệnh viện và cơ sở y tế mà không cần phải phát triển từ đầu.
Nền tảng khám chữa bệnh từ xa Telehealth do Viettel phát triển gồm 3 nhóm ứng dụng: Nhóm theo dõi từ xa, Nhóm tương tác thời gian thực và Nhóm lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh. Nhóm theo dõi từ xa cho phép theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân thông qua các thiết bị công nghệ gắn trên người để theo dõi sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả quản lý các bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, tiểu đường…
Nhóm tương tác thời gian thực giúp người bệnh có thể trao đổi, tương tác trực tiếp với bác sĩ và được tư vấn chuyên môn từ xa với bác sĩ chuyên khoa. Nhóm lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh cho phép kết nối tất cả dữ liệu từ nhiều loại máy chụp chiếu kỹ thuật số, dùng công nghệ xử lý, nén ảnh, lưu trữ và truyền tải hình ảnh đặc biệt do các kỹ sư Việt Nam xây dựng để chuyển dữ liệu hình ảnh đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán từ xa. Giải pháp cũng ứng dụng công nghệ xử lý ảnh hiện đại nhất đang được các quốc gia phát triển nhất thế giới áp dụng về ảnh 2D, 3D, đọc ảnh theo chuẩn DICOM để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ lâm sàng, kỹ thuật viên; đảm bảo an toàn thông tin tuyệt đối.
Theo ước tính, khi triển khai Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, xã hội và ngành y tế có thể tiết kiệm được hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, trong đó, riêng chi phí đi lại, khám chữa bệnh là hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Với Hệ thống khám chữa bệnh từ xa, Bộ TT&TT và Bộ Y tế mong muốn thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, giúp bệnh nhân tin tưởng hơn với tuyến điều trị tại địa phương khi có sự hỗ trợ từ các bệnh viện trung ương, nâng cao năng lực, hạn chế sự lãng CÔNG NGHỆ - CUỘC SỐNG 98 Số 7+8 tháng 7.2020 phí cơ sở vật chất cho tuyến dưới khi được thực hành, hội chẩn cùng tuyến trên. Điều quan trọng hơn, hệ thống này sẽ giúp giảm đáng kể số lần đến bệnh viện của người dân.
Trong giai đoạn tiếp theo, khi Viettel đầu tư phổ cập công nghệ 5G tại Việt Nam với khả năng kết nối vạn vật và xử lý thời gian thực, Hệ thống sẽ còn phát triển khả năng phẫu thuật từ xa. Bác sỹ giỏi nhất ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân ở tại Việt Nam.
Tại thời điểm dịch COVID đang hoành hành thì Nền tảng khám chữa bệnh từ xa sẽ thực sự phát huy hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân mà vẫn đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội, đặc biệt là đối với bệnh nhân cao tuổi, khó khăn trong việc di chuyển, bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước. Sau hơn 2 tháng khai trương, hệ thống Telehealth đã được tiếp tục triển khai tại bệnh viện Nhi Trung ương cùng hơn 100 bệnh viện trên toàn quốc từ tuyến huyện đến tuyến trung ương.
Có thể nói, cùng với hàng loạt giải pháp mà Viettel đã đồng hành cùng ngành Y tế thời gian qua như: Hệ thống bệnh án điện tử; Hệ thống tiêm chủng quốc gia; Hệ thống quản lý nhà thuốc; Hệ thống quản lý Cơ sở dữ liệu Dược quốc gia; Hệ thống an toàn thực phẩm. Hệ thống khám chữa bệnh từ xa tiếp tục là bước đi quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành y tế Việt Nam.
Telehealth – hành trình đầy thách thức để triển khai trên diện rộng
"Một bác sĩ đang có hai tay, sẽ có thêm cánh tay thứ ba là Telehealth. Nó không thể thay thế tuyệt đối, nhưng sẽ hỗ trợ cho hệ thống y tế" - PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - chia sẻ trong một bài phỏng vấn tại buổi hội chẩn trực tuyến đầu tiên. Thế nhưng, trên thực tế để "cánh tay thứ 3" triển khai trên diện rộng vẫn còn nhiều thách thức.
Chia sẻ về việc triển khai giải pháp này tới các bệnh viện, ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho rằng, Khi dự khai trương nền tảng khám chữa bệnh từ xa, Thủ tướng kỳ vọng nền tảng này có thể được triển khai khắp 14.000 cơ sở y tế trên cả nước.
Về mặt kỹ thuật, sau lễ khai trương, Viettel vẫn tiếp tục hoàn chỉnh, hoàn thiện các giải pháp để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế. Việc cải tiến và hoàn thiện là không ngừng. Nền tảng của Viettel có thể dễ dàng triển khai nhanh đến toàn bộ 14.000 cơ sở y tế trên cả nước là vì chạy trên môi trường cloud.
Thế nhưng, ông Nguyễn Mạnh Hổ cho rằng, thách thức lớn nhất cho việc triển khai này là phải thay đổi thói quen của người dân, các y bác sĩ từ cách thức khám chữa bệnh cũ sang phương pháp khám chữa bệnh mới.
"Để giải quyết bài toán này, Viettel sẽ phối hợp với các bệnh viện, cơ quan quản lý của Bộ Y tế để chuẩn hóa quy trình khám chữa bệnh từ xa. Trước mắt, Viettel sẽ mời cơ quan quản lý y tế tham gia đào tạo, tập huấn các cơ sở khám chữa bệnh với quy mô khác nhau để làm mẫu, từ đó xây dựng quy trình khám chữa bệnh, chuẩn hóa và đào tạo với quy mô lớn hơn" ông Nguyễn Mạnh Hổ nói.
CEO Viettel Solutions cho rằng, để việc nhân rộng đạt hiệu quả thực sự, cần phải đảm bảo 3 yếu tố.
- Thứ nhất, chúng ta phải có cơ sở pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa. Trước đây, các ý kiến chuyên gia thăm khám bệnh kiểu này chỉ đóng vai trò tư vấn. Do vậy, trong tương lai, Việt Nam sẽ cần chính thức hoá các ý kiến này giống như khám chữa bệnh trực tiếp.
- Thứ hai, khám chữa bệnh từ xa cũng phải có chính sách chi trả từ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế tương tự như khám trực tiếp.
- Thứ ba, các phần mềm, ứng dụng chỉ là một phần, chúng ta vẫn cần những thiết bị IoT, thiết bị y tế phục vụ thăm khám, đo chỉ số cá nhân tại gia đình với chất liệu và giá thành rẻ có thể chấp nhận được. Khi giải quyết được 3 vấn đề này thì người dân có thể ngồi tại nhà, thông qua các thiết bị trong khả năng chi trả để tương tác, chuyển thông tin sức khoẻ đến bệnh viện.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bác sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết, dù đã khai trương tại 2 bệnh viện, nhưng các trường hợp áp dụng y tế từ xa mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân hoặc tuyến dưới, hoàn toàn không thu phí (vì không có cơ chế). Với việc chỉ có thể làm dịch vụ miễn phí, y tế từ xa sẽ khó có thể phát triển.
Hơn nữa, thách thức của các bệnh viện là hạ tầng cơ sở. Các bệnh viện hiện nay khả năng đầu tư về công nghệ thông tin còn hạn chế, vì nguồn lực không có nhiều. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nhận định các bệnh viện tuyến dưới gặp khó khăn về mặt tài chính. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống thiết bị phục vụ khám chữa bệnh từ xa tại trung tâm y tế, bệnh viện ở vùng sâu vùng xa, cần có chế độ chính sách tác động để hỗ trợ.
Yếu tố cuối cùng cần tháo gỡ để hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) phát triển đó là thay đổi thói quen của người bệnh. Theo nhiều chuyên gia, đây là "bài toán" quan trọng và khó khăn nhất. Thói quen của người Việt Nam trong việc khám chữa bệnh vẫn là "chọn mặt gửi vàng". Bởi vậy, các bệnh viện tuyến trung ương luôn trong tình trạng quá tải, phải nằm ghép, trong khi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thì không có bệnh nhân để điều trị.
Bởi vậy, việc tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nguồn lực. Thông qua các hoạt động đào tạo từ chuyên gia đầu ngành của trung ương thông qua các buổi hội chẩn trực tuyến, bệnh viện, bác sĩ tại địa phương phải chủ động nâng cao tay nghề, đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng phục vụ. Đó là yếu tố quan trọng để giữ chân người bệnh ở lại tuyến dưới. Làm được điều này, việc khám chữa bệnh từ xa mới có thể phát huy hiệu quả.
*Theo Cục Công Nghệ Thông Tin - Bộ Y Tế