The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationNgày ngày, hàng triệu người trên thế giới đang follow và tương tác với một làn sóng những người ảnh hưởng kiểu mới: những người “tồn tại” nhờ bàn tay công nghệ - Virtual Influencers.
► Chuyển đổi số - Digital Transformation - là gì?
► "Xác thực mạnh": điều không thể thiếu trong hành trình chuyển đổi số
► Chuyển đổi số - 'chuyến tàu' không nên bỏ lỡ của Gen Z
Lil Miquela, cô gái sở hữu 2.9 triệu lượt follow trên Instagram, hơn 80,000 lượt stream trên Spotify mỗi tháng, từng hợp tác với nhãn thời trang xa xỉ Prada, bắt tay cùng Bella Hadid trong đoạn quảng cáo của Calvin Klein, và thậm chí góp mặt trong danh sách “Most Influential People on the Internet” (Những người có ảnh hưởng nhất trên Internet) năm 2018 của The Times. Lil Miquela chính là chân dung một Influencer điển hình. Chỉ khác một điều. Lil Miquela không được tạo nên bởi xương, da, thịt. Cô được tạo thành bởi pixels, được chống lưng bởi công nghệ; hay nói cách khác, Lil Miquela là một Virtual Influencer (người ảnh hưởng ảo).
Sự thành công của Lil Miquela đã đặt ra một câu hỏi cho các doanh nghiệp muốn đến gần hơn với khách hàng thông qua mạng xã hội: Vì sao phải hợp tác với một ngôi sao để quảng cáo sản phẩm, trong khi họ hoàn toàn có thể tạo nên một đại sứ lý tưởng cho thương hiệu của mình?
1. Virtual Influencer - Họ là ai?
Hiểu đơn giản, Virtual Influencer (hay CGI Influencer) là những “con người” được sinh ra bởi máy tính, được đắp da đắp thịt bởi công nghệ. Họ sở hữu những đặc điểm và tính cách như một con người bình thường.
Nhìn những hình ảnh này, ít ai nghĩ rằng Lil Miquela lại là một nhân vật ảo
Ngày nay, robot và công nghệ thực tế ảo đã xâm nhập sâu hơn vào cuộc sống đời thường, tác động nhiều hơn tới các điểm chạm của người tiêu dùng. Theo đó, những Influencers “Ảo” cũng xuất hiện ngày một nhiều trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube. Có thể nói, Virtual Influencers đã trở thành một tactic Influencer Marketing mới lạ, ấn tượng và thu hút. Họ có thể đăng ảnh, quay video, post bài quảng cáo, tương tác với người hâm mộ như một Influencer bình thường. Nhiều nhãn hàng sẵn sàng chi ra một khoản budget không hề nhỏ để tiếp cận với công cụ Marketing đầy triển vọng này.
2. Ai là người “chống lưng” cho các Virtual Influencers?
Dĩ nhiên, những Virtual Influencers không “tồn tại” theo đúng nghĩa đen của từ này. Họ cần những người “chống lưng” - một nhãn hàng, một cá nhân, hay một công ty công nghệ - những người sở hữu năng lực công nghệ, tầm nhìn chiến lược, và một kế hoạch bài bản về chân dung, hành vi, cuộc đời của những Virtual Influencer mà họ tạo ra. Lấy ví dụ, Soul Machines - một trong những công ty hàng đầu về công nghệ nhân hóa AI - chính là người đã tạo ra sự sống cho Yumi - gương mặt thương hiệu ảo của nhãn hàng SK-II.
Những “người chống lưng” chịu trách nhiệm tạo nên hơi thở và cuộc sống cho Virtual Influencer. Họ quyết định ngoại hình, dáng vẻ, tính cách, hành động, quan điểm của Virtual Influencer; thậm chí là hội “chị em bạn dì”, “người thương”, đối tác trong các chiến dịch truyền thông. Họ xây dựng và phát triển nền tảng MXH của Virtual Influencer, biến những nhân vật ảo thành người có tầm ảnh hưởng thật, được công chúng công nhận và ủng hộ.
3. Nhân vật ảo, lợi ích thật
Đề cao sự linh hoạt
Lợi ích lớn nhất của Virtual Influencers là sự linh hoạt. Các thương hiệu khó có thể tìm được một gương mặt phù hợp hoàn toàn với thương hiệu. Nhưng đó không còn là vấn đề với Virtual Influencer. Các nhãn hàng có toàn quyền vẽ nên một đại sứ hoàn hảo với ngoại hình, tính cách, hành vi, hay thậm chí là tiểu sử và vòng đời phù hợp với tính cách và giá trị thương hiệu.
Ngoài ra, Virtual Influencers có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi, trả lời đến cả nghìn tin nhắn, tương tác với cả nghìn comment, nhờ đó tăng tương tác hai chiều với fan, giữ chân nhóm khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Chưa kể, Virtual Influencers không bao giờ già đi, gặp các vấn đề tâm lý, sức khỏe, hay qua đời.
Trong thời điểm dịch bệnh bùng nổ và việc hạn chế tiếp xúc trở thành lẽ đương nhiên, vai trò của Virtual Influencers càng được nhấn mạnh. Họ có thể lưu diễn từ Mỹ tới Thượng Hải, quay video bên biển xanh cát trắng, trong khi những ngôi sao nổi tiếng nhất phải phải hủy bỏ toàn bộ lịch trình theo quy định giãn cách.
Tăng quyền kiểm soát, hạn chế rủi ro
Không giống như một đại sứ thông thường, hình ảnh, phát ngôn, cuộc đời của Virtual Influencers nằm hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của nhãn hàng. Nhờ đó, nhãn hàng có thể tránh xa những ồn ào, thị phi không đáng có.
Lấy ví dụ, nếu một Influencer bình thường mắc sai sót, hay tệ hơn, vướng phải scandal, đó sẽ là một thách thức lớn mà nhãn hàng khó lòng giải quyết trong ngày một ngày hai. Trong trường hợp xấu nhất, nhãn hàng có thể sẽ phải thay đổi toàn bộ timeline của chiến dịch, hay thậm chí phải thay đổi toàn bộ kế hoạch. Nhưng với những Virtual Influencers, vấn đề có thể được giải quyết trong vài phút với vài cú click chuột và một số thay đổi nhỏ về lập trình.
Mang lại hiệu quả ấn tượng
Xét về tiềm năng phát triển và hiệu quả thực tế, Virtual Influencers đang chứng minh họ chính là những ứng cử viên sáng giá cho các nhãn hàng. Chỉ số tương tác - Engagement Rate (ER) của Virtual Influencers cao hơn gấp 3 lần so với những Influencers thông thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra ER trung bình của các Influencers là 0.7%, trong khi ER của Lil Miquela - một trong những Virtual Influencers nổi tiếng nhất - rơi vào khoảng 2.7%. Điều này chứng tỏ rằng công chúng rất hứng thú và quan tâm đến những nội dung mà Virtual Influencers sản xuất.
4. Việt Nam đã có Virtual Influencer?
Nhiều Virtual Influencers đã in dấu chân mình trên bản đồ Influencer Marketing thế giới. Năm 2015, Louis Vuitton đã hợp tác với Lightning - nữ anh hùng trong trò chơi điện tử Final Fantasy - trong chiến dịch quảng bá BST Xuân - Hè của mình. Các thương hiệu thời trang lớn như Balmain, Converse hay Gucci cũng từng hợp tác với các Virtual Influencers. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xu thế này vẫn được xem như một điều hoàn toàn mới mẻ.
Cú chào sân đầu tiên tại thị trường Việt Nam gọi tên cô nàng Tóc Tiên Clear Head - nhân vật được nhãn hàng Clear tin tưởng trao vị trí gương mặt thương hiệu.
Chiêm ngưỡng dung nhan Tóc Tiên Clear Head, nàng Virtual Influencer đầu tiên có màn ra mắt hết sức thuyết phục tại thị trường Influencer Việt Nam.
Khác với Imma hay Lil Miquela - những Virtual Influencers được sinh ra hoàn toàn bằng những dòng code trên máy tính, sự ra đời của Tóc Tiên Clear Head hoàn toàn dựa trên những dữ liệu thật, mô phỏng theo một ngôi sao có thật - ca sĩ Tóc Tiên. Ngôn ngữ, câu từ, hành vi mạng xã hội, cách thức giao tiếp… của Tóc Tiên đời thực đều được công nghệ AI (Artificial Intelligence) học hỏi và ghi nhận. Tóc Tiên “ảo” có ngoại hình và tính cách giống đến 95% Tóc Tiên “gốc”, thậm chí cách cô nàng tương tác với fan, trả lời tin nhắn, comment dưới bài đăng được tag… cũng không hề “giả trân” chút nào.
Khác với Imma hay Lil Miquela - những Virtual Influencers được sinh ra hoàn toàn bằng những dòng code trên máy tính, sự ra đời của Tóc Tiên Clear Head hoàn toàn dựa trên những dữ liệu thật, mô phỏng theo một ngôi sao có thật - ca sĩ Tóc Tiên. Ngôn ngữ, câu từ, hành vi mạng xã hội, cách thức giao tiếp… của Tóc Tiên đời thực đều được công nghệ AI (Artificial Intelligence) học hỏi và ghi nhận. Tóc Tiên “ảo” có ngoại hình và tính cách giống đến 95% Tóc Tiên “gốc”, thậm chí cách cô nàng tương tác với fan, trả lời tin nhắn, comment dưới bài đăng được tag… cũng không hề “giả trân” chút nào.
5. Xu hướng nào cho Virtual Influencers?
Trước hết, phải khẳng định rằng dù sự “tồn tại” (theo đúng nghĩa đen) của Virtual Influencers là ảo, họ vẫn có khả năng tạo dựng được sự kết nối sâu sắc, chân thực về cảm xúc với công chúng. Họ mang những tính cách hấp dẫn, có một “câu chuyện đời” thu hút, những điều đó truyền tải giá trị, thông điệp của nhãn hàng tới nhóm đối tượng mục tiêu.
Ở thời điểm Virtual Influencers mới xuất hiện, người ta cho rằng công nghệ này không dành cho tất cả. Họ có thể là một điểm chạm thu hút, sáng tạo và tân tiến trong chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng về thời trang, game, công nghệ. Nhưng với các ngành hàng khác, chẳng hạn như mỹ phẩm - mà những review chân thực từ người dùng bằng-xương-bằng-thịt là yêu cầu tối thiểu, có lẽ Virtual Influencers không phải một ứng cử viên phù hợp.
Tuy vậy, thay vì chỉ biến Virtual Influencer thành những “ngôi sao mạng xã hội”, một số nhãn hàng đã khai thác Virtual Influencer trong một vai trò mới - Customer Assistant (trợ lý khách hàng). Tại Cannes Lions 2019, Yuni - “gương mặt ảo” đầu tiên của thương hiệu skincare danh tiếng SK-II - đã được giới thiệu tới giới quảng cáo. Yumi có thể tương tác với khách hàng như một nhân viên tư vấn bình thường - giới thiệu các tips làm đẹp, đưa ra lời khuyên, đồng thời giúp khách hàng hiểu rõ hơn làn da của họ và đồng hành cùng họ trên hành trình thay đổi làn da. Sự quan tâm của các thương hiệu đối với Virtual Influencers không chỉ xuất hiện ở lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, mà đã bắt đầu nhen nhóm ở các ngành hàng khác như ô tô, tài chính và giáo dục.
Tạm kết
Có vô vàn lý do để lý giải sự hào hứng và tin tưởng của các nhãn hàng về tương lai của Virtual Influencers. Tuy nhiên, dù hiện đại và tiên tiến đến mức nào, Virtual Influencers vẫn chỉ là một tactic trong chiến dịch truyền thông tổng thể của nhãn hàng. Đồng ý rằng hình ảnh, tính cách, hành vi của Virtual Influencers có thể được tùy chỉnh phù hợp với từng chiến dịch, việc xác định tệp khách hàng tiềm năng và chân dung Influencers phù hợp vẫn là đầu mục cần được ưu tiên trong checklist. Ngoài ra, các nhãn hàng cùng cần lưu ý rằng trong thời đại kỹ thuật số lên ngôi, mọi thứ - kể cả một phát minh “ơ mây zing, gút chóp” như Virtual Influencers - đều có khả năng trở nên nhàm chán khi tất cả đều dùng chung một công thức, một chiến lược, một tactic.
Nguồn: The Influencer