The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
Tầng 20, Tòa nhà Software Park 02 Quang Trung, Phường Thạch Thang Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
(+84 236) 6299 289
contact_vbpo@vbpo.com.vn
Blog 4.0
Ký sự 4.0
Yếu tố chính để Việt Nam có thể phát triển mảng web 3.0
Bắt đầu từ giai đoạn 2021 - 2022, thuật ngữ web3 và cụm từ “nền kinh tế web3” (web3 economy) ngày càng trở thành một xu hướng nội dung thịnh hành và bùng nổ trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng.
Rất dễ hình dung một thế giới kết nối với nhau, nơi công dân, người tiêu dùng, nhà đầu tư và người lao động sống một cách liền mạch, chuyển đổi giữa mặt phẳng vật lý và mặt phẳng kỹ thuật số theo ý muốn.
Nền kinh tế có thể tính toán
Nền kinh tế như vậy được mô tả một cách hữu ích là nền kinh tế số vì đó là sự đổi mới công nghệ. Và nguồn tạo ra giá trị kinh tế được coi là công nghiệp hóa niềm tin mà công nghệ Web3 mang lại. Nhưng khi các bộ phận vật lý của nền kinh tế và các bộ phận kỹ thuật số trở nên liên kết hoàn toàn và liền mạch, điều này có thể được mô tả tốt hơn là “nền kinh tế có thể tính toán”. Một nền kinh tế có thể tính toán có niềm tin chi phí thấp hoạt động ở quy mô thị trường toàn cầu.
Tại Nhật Bản, vào năm ngoái, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) nước này đã thành lập một bộ phận đặc biệt cho Web 3.0. Văn phòng Chính sách Web3 (Web3 Policy Office) bắt đầu hoạt động trong Văn phòng METI. Cơ quan này có mục tiêu cung cấp một môi trường kinh doanh cho các dự án liên quan đến Web3.
Chính phủ Nhật Bản nhận ra xu hướng sử dụng tài sản tiền điện tử và mã thông báo không thể thay thế (NFT) làm cơ sở để tạo ra giá trị mới. Họ cũng thừa nhận việc sử dụng công nghệ chuỗi khối để quản trị là đầy hứa hẹn. Do đó, việc tạo Văn phòng Chính sách Web3 là một phản ứng đối với những thay đổi đang diễn ra trên thế giới.
Tại thị trường Việt Nam, nhận xét về "web3 economy", bà Nicole Nguyễn, Đồng sáng lập APAC DAO: "Trong nước, chúng ta bắt đầu bàn đến những khía cạnh về xu hướng, tiềm năng, cơ hội mạnh mẽ của Việt Nam trước làn sóng web3; làm sao để Việt Nam tận dụng, phát huy được hết những lợi thế sẵn có để phát triển đột phá trong mảng web3, ghi dấu ấn về công nghệ, hợp tác đầu tư, thu hút nguồn vồn nước ngoài, đào tạo các nhân tài ở lĩnh vực này, và làm sao để web3 trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn kỷ nguyên số, bước phát triển tiếp theo của Internet...
“Nền kinh tế web3” ngày càng trở thành một xu hướng thịnh hành và bùng nổ trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng
Bên cạnh mức độ chấp nhận, sở hữu và giao dịch tiền mã hóa ngày càng phổ biến trong giới trẻ, Việt Nam được coi là điểm đến mới nổi với các công ty blockchain toàn cầu với số lượng sinh viên tốt nghiệp CNTT ngày càng tăng mỗi năm, ở mức 50.000 người. Việt Nam cũng nằm trong số 30 quốc gia hàng đầu về kỹ năng lập trình viên và là trụ sở của một số dự án blockchain thế giới cũng như làn sóng GameFi (là sự kết hợp giữa trò chơi điện tử - gaming và tài chính phi tập trung - defi - decentralized finance.
Gamefi đề cập đến các trò chơi blockchain có khả năng kiếm tiền, cung cấp cho người cho động lực kinh tế khi chơi) gần đây.
Yếu tố chính để Việt Nam có thể phát triển mảng web3
Vẫn theo bà Nicole Nguyễn: "Chúng tôi xác định một trong những đối tượng quan trọng để Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong mảng web3, đó là những nhà phát triển sản phẩm, lập trình viên và kỹ sư công nghệ. Đây là lực lượng sẽ giúp Việt Nam xây dựng nền tảng, cơ sở hạ tầng và thiết kế các sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong web3. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện nay có gần 450.000 lập trình viên CNTT".
Nguồn nhân lực CNTT, các tài năng lập trình viên được xác định là nguồn tài sản quý giá để Việt Nam vươn lên và cạnh tranh với các nước trong khu vực, trở thành thị trường hấp dẫn, tiềm năng, thu hút hợp tác, đầu tư từ các dự án nước ngoài.
Việt Nam hiện có hơn 200 dự án blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phát triển chủ yếu ở mảng GameFi, DeFi và NFT, web3, cơ sở hạ tầng, ví… Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa. Trong số này, có khoảng 31% sở hữu bitcoin.
Đây đều là những chỉ số ấn tượng, cho thấy mức độ phổ biến và chấp nhận công nghệ blockchain ngày càng lớn ở Việt Nam, dần hình thành và định hình nên một xu hướng mới về nền kinh tế web3 mà Việt Nam có thể tận dụng tốt để phát huy tối đa sức mạnh, trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đâu tư trong và ngoài nước, thu hút thêm nguồn vốn ngoại.