The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationChuyển đổi số là quy trình tất yếu, giúp doanh nghiệp tinh gọn hệ thống, giảm chi phí sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh, có lợi nhuận, tuy nhiên còn một số ngành nghề vẫn còn loay hoay khi áp dụng.
Chuyển đổi số còn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định
► Top 10 xu hướng tự động hóa thông minh hàng đầu cần chú ý trong năm 2023
► Ứng dụng các dịch vụ từ xa vào quá trình chuyển đổi số của bạn
► Nền tảng AI mới để thúc đẩy các ứng dụng công nghiệp có thể mở rộng
Vai trò chuyển đổi số
Chuyển đổi số là điều kiện thiết yếu trong thời kỳ hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt và áp dụng công nghệ, chuyển đổi số vào kinh doanh, sản xuất rất hiệu quả, bên cạnh đó còn có nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với chuyển đổi số, bởi họ chưa gặp áp lực buộc doanh nghiệp phải thay đổi hành động trong thời cuộc nền kinh tế số đang đến gần.
Nói về công tác chuyển đổi số ông Đặng Thanh Bình, phụ trách doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ cho biết: Năm 2022 nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ và chuyển đổi số vào kinh doanh sản xuất và đang tiến hành chuyển đổi số toàn diện. Lợi ích của chuyển đổi số không chỉ được ghi nhận ở khâu quản trị, vận hành, mà chuyển đổi số còn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh rất hiệu quả. Bởi nếu thiếu dữ liệu sẽ khiến doanh nghiệp rất khó đưa ra được quyết định và việc thiếu dữ liệu thì việc đưa ra quyết định sẽ thiếu chuẩn xác.
“Từ đó giúp chi phí vận hành của doanh nghiệp giảm bớt lãng phí, thời gian góp phần tăng được hiệu suất quản lý. Đơn hàng có tăng do việc ứng biến nhanh hơn. Tất cả lịch sử, quản lý đơn hàng hoàn toàn có thể kiểm soát được, không cần kiểm soát bằng giấy. Hoặc khi khách hàng ở nước ngoài cần các báo cáo thì chúng tôi có thể linh hoạt, đối ứng rất nhanh”, ông Bình chia sẻ.
Đối với ngành xuất bản ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khẳng định chuyển đổi số là "chìa khóa" tạo bước tiến mạnh cho ngành sách Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, chuyển đổi cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành xuất bản. Để chuyển đổi số được phổ biến hơn tới các doanh nghiệp trong ngành, ông Nguyên cho rằng, phải thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, tiếp sau đó là đầu tư công nghệ và đón nhận công nghệ, đồng thời phải vượt qua những cạnh tranh khi chuyển đổi số, nhất là vấn đề về bản quyền.
Hiệu quả của công tác chuyển đổi số trong các doanh nghiệp là rất lớn. Nhưng, theo các chuyên gia, việc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đang gặp nhiều khó khăn.
Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số
Thách thức của chuyển đổi số
Theo các chuyên gia, khó khăn nhất trong chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp đó là con người vận hành trong hệ thống vận hành sử dụng máy móc. Muốn chuyển đổi số thành công cần tối ưu hóa hệ thống, quy trình, các khâu thực hiện cần có trình tự, quy định. Cần xây dựng các hệ thống về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về kiểm tra, kiểm soát hoặc những hệ thống về báo cáo trước khi mềm hóa lại, điều này cần thêm tư duy của con người khi sử dụng.
Trước đó, tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm quốc tế VietnamWood 2022 ngày 5-10 tại TP Hồ Chí Minh, ông Lê Đức Hiếu - Giám đốc dự án Công ty Vetta, chuyên cung cấp máy chế biến gỗ - cho biết; các hiệp hội trong ngành gỗ, nội thất thì ghi nhận chỉ có 5-10% doanh nghiệp ngành này thực sự đầu tư nghiêm chỉnh cho công nghệ, máy móc mới để thay đổi cách vận hành, sản xuất.
Lý giải về trở ngại này, ông Hiếu chia sẻ, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước có dư nguồn lực tài chính để đầu tư và sẵn sàng áp dụng công cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình. Nhưng băn khoăn lớn nhất của những doanh nghiệp này là sẽ đầu tư công nghệ gì, vận hành máy móc hiện đại ra sao để tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, giảm chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận?
“Điều này có thể hiểu được là, có nguồn lực tài chính và có máy móc chưa đủ, để thực hiện chuyển đổi số, cần nhân lực am hiểu công nghệ để vận hành máy móc đó….”, ông Hiếu chia sẻ.
Đối với ngành xuất bản, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng cho biết, bên cạnh những thuận lợi và những cơ hội, hiện nay việc chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản và khai thác hiệu quả thị trường này là vấn đề đặt ra với không riêng ngành xuất bản mà cần sự chung tay của nhiều ngành, đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức và hành động về chuyển đổi số. Trong đó chính sách hỗ trợ, đồng hành cho chuyển số cũng rất quan trọng.
Đưa ra quan điểm về chính sách cho chuyển đổi số, ông Đặng Thanh Bình - Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường chia sẻ tới báo chí, cơ chế chính sách đã có nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn hỗ trợ này vẫn còn nhiều rào cản, nói chính xác là rất khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận được hỗ trợ về chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nguồn thông tin về chính sách để tiếp cận những gói hỗ trợ đấy cũng chưa đến được với doanh nghiệp.
Ngoài vấn đề về cơ chế chính sách, các chuyên gia cho rằng, chưa có sức ép quá mạnh để doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi số, bởi hầu hết doanh nghiệp SME đang thấy an toàn trên phương thức kinh doanh truyền thống, ngại thay đổi.
Phân tích về sức ép buộc thay đổi sang chuyển số các chuyên gia chia sẻ, có rất nhiều hoạt động sản xuất quan trọng đến mức nếu chỉ 1 giờ dừng máy sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Những chi phí này nếu đầu tư ngược lại cho hệ thống quản trị để đánh giá phân tích và cảnh báo sớm, thì chi phí này sẽ là rất nhỏ so với chi phí do bị dừng sản xuất. Tuy nhiên, không phải là lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng nhìn ra được.
Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp