The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Một điều chắc chắn là chuyển đổi số (CĐS) là hướng đi đúng đắn, vừa đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường mới trên không gian số, vừa góp phần phục hồi kinh tế với sức khỏe và sự an toàn của người dân lên trên hết và trước hết".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thư ký ITU Zhao Houlin, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các đại biểu nhấn nút khai mạc ITU Digital World 2021
Tối 12/10, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021), sự kiện quy mô toàn cầu do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và Bộ TT&TT đồng tổ chức đã chính thức khai mạc và kéo dài trong 3 ngày từ 12 - 14/10/2021. Đây là sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được ITU tổ chức hàng năm. Sự kiện bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, các hội nghị chuyên đề và triển lãm quốc tế về công nghệ, sản phẩm và dịch vụ số. Triển lãm Thế giới số trực tuyến 2021 bao gồm các gian hàng trực tuyến 2D và 3D, trưng bày sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số của doanh nghiệp (DN), các gian hàng quốc gia.
Buổi lễ khai mạc có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về CĐS; Tổng thư ký ITU Zhao Houlin; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về CĐS; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn; Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; lãnh đạo các bộ, ngành, các tổ chức, hiệp hội, DN của Việt Nam.
CĐS, công nghệ số vì sự tiến bộ của người dân ở tất cả các quốc gia trên thế giới
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thế giới đang trải qua những biến động nhanh chóng, sâu sắc chưa từng có, đặc biệt do những tác động của đại dịch COVID-19. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình CĐS trên toàn cầu đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với các quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021
Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh: "Một điều chắc chắn là CĐS là hướng đi đúng đắn, vừa đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường mới trên không gian số, vừa góp phần phục hồi kinh tế với sức khỏe và sự an toàn của người dân lên trên hết và trước hết".
Là một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, Thủ tướng cho biết kinh tế Việt Nam vẫn được kỳ vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn khi mà đại dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, chính trị xã hội ổn định, những động lực thúc đẩy tăng trưởng được duy trì và đang từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng khẳng định: "Chính phủ Việt Nam coi hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu, các nền tảng số quốc gia là yếu tố then chốt và đang nỗ lực tăng tốc lộ trình CĐS quốc gia. Trong đó, Chính phủ luôn tin tưởng lực lượng DN công nghệ số Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc triển khai thành công tiến trình này; để kinh tế số Việt Nam phấn đấu chiếm trên 20% tỷ trọng GDP quốc gia vào năm 2025 và phấn đấu 30% vào năm 2030".
Thủ tướng nhấn mạnh: "Triển lãm Thế giới số 2021 là cơ hội để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số của các tổ chức, DN đến từ nhiều quốc gia trên thế giới; đem đến những trải nghiệm độc đáo, thể hiện sự sẵn sàng, mức độ sáng tạo và sự chung tay hợp tác vì một thế giới số tiến bộ, an toàn, hòa bình và thịnh vượng, góp phần ổn định, hòa bình, hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Sự kiện này sẽ góp phần khai mở các giá trị của CĐS, công nghệ số để góp phần phát triển nền kinh tế số hợp tác và chia sẻ, vì lợi ích và sự tiến bộ của người dân ở tất cả các quốc gia trên thế giới".
50 năm qua, sự kiện này đã trở thành điểm hẹn của cộng đồng ICT, kết nối và thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên của ITU. Thủ tướng mong muốn ITU quan tâm đẩy nhanh hợp tác quốc tế, hỗ trợ chính phủ các nước thành viên, phát huy vai trò định hướng dẫn dắt quá trình CĐS, đẩy mạnh hợp tác công - tư trong lĩnh vực này hướng tới người dân làm trung tâm đạt được mục tiêu.
Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ TT&TT đã chủ động, tích cực cùng ITU tổ chức sự kiện này lần thứ hai theo hình thức trực tuyến, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Thủ tướng cũng đề nghị các tổ chức DN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ các nước vượt qua khó khăn, chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt để phục hồi phát triển kinh tế.
Xem thêm bài viết: Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trong quản lý tài chính kế toán
CNTT-TT của Việt Nam là một hình mẫu lớn cho khu vực và cho thế giới
Bày tỏ vui mừng tham dự lễ khai mạc tại Hà Nội, ông Houlin Zhao, Tổng Thư ký ITU đánh giá cao Việt Nam tổ chức sự kiện cho dù phải đối mặt với vô vàn thách thức của đại dịch COVID-19.
Tổng Thư ký ITU Houlin Zhao: Cùng nhau, chúng ta hãy đẩy nhanh CĐS cho mọi người
Những thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam trong phát triển CNTT-TT là một hình mẫu lớn cho khu vực và cho thế giới. Việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới số ITU Digital World 2021 tại Việt Nam là quyết định đúng đắn của ITU.
Theo ông Houlin Zhao, năm nay là một năm đặc biệt đối với ITU. 50 năm trước các nhà lãnh đạo chính phủ và ngành viễn thông trên khắp thế giới đã tụ họp tại Geneva (Thụy Sỹ) để tham dự sự kiện ITU Telecom World lần đầu tiên. Chủ đề của sự kiện năm đó là "Thông điệp gửi thế kỷ 21".
Trong hơn một nửa thế kỷ qua, Tổng Thư ký cho biết các sự kiện của ITU Telecom World đã góp phần hỗ trợ những đổi mới sáng tạo đáng kinh ngạc, mở ra một khung cửa sổ nhìn vào một ngành công nghiệp là trái tim của những tiến bộ, làm thay đổi cuộc sống CNTT-TT, từ sự xuất hiện của mạng Internet tới sự nổi lên mạnh mẽ của các mạng không dây và các công nghệ mới như 5G, trí tuệ nhân tạo và nhiều công nghệ khác nữa.
Cùng với đó là sự mở rộng và tăng cường tầm quan trọng của các DN trong hệ sinh thái CNTT. Các sự kiện của ITU Telecom World tạo cho họ có tiếng nói trên diễn đàn toàn cầu, và là nền tảng để họ có thể trình diễn sự sáng tạo của mình. Các DN vừa và nhỏ đã trở thành một phần quan trọng của các sự kiện này từ năm 2015.
Cũng theo Tổng thư ký ITU, tầm quan trọng của việc đẩy nhanh triển khai cơ sở hạ tầng băng thông rộng cũng như việc tìm kiếm những cách làm sáng tạo để hỗ trợ và khuyến khích ngành công nghiệp CNTT và truyền thông, cải thiện kỹ năng số và đảm bảo giá cả phải chăng, giảm bất bình đẳng về công nghệ số. Đây chỉ là một trong số những lĩnh vực sẽ được thảo luận trong bàn tròn bộ trưởng trong sự kiện này.
Cùng nhau, Tổng thư ký khẳng định: "Chúng ta sẽ đạt được những bước nhảy vọt quan trọng, hướng tới lời hứa kết nối mọi người. Dấu mốc kỷ niệm 50 năm chính là cơ hội để chúng ta nhìn lại chặng đường phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ thông tin và truyền thông. Đây cũng chính là thời khắc chúng ta cùng nhau hướng tới tương lai và cam kết xây dựng thế giới số cùng nhau. Đây cũng chính là chủ đề của sự kiện ITU Digital World 2021.
"Cùng nhau, chúng ta hãy kết nối những di sản của đổi mới và sáng tạo. Cùng nhau, chúng ta hãy đẩy nhanh CĐS cho mọi người", Tổng thư ký nhấn mạnh.
Đọc thêm bài viết Giải quyết mọi vấn đề kế toán chỉ bằng một giải pháp chuyển đổi số
Việt Nam kiên cường vượt qua mọi thách thức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số
Đại diện cho nước đăng cai tổ chức sự kiện chuyên ngành ICT lớn nhất hành tinh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết 50 năm qua, cộng đồng viễn thông và CNTT thế giới đều hướng về một sự kiện thường niên, do ITU tổ chức, đó là Hội nghị và Triển lãm Viễn thông thế giới. Các cơ quan quản lý và DN ICT toàn cầu tập trung tại đây để thảo luận chính sách, chiến lược, các sáng kiến, giải pháp phát triển hạ tầng, phổ cập dịch vụ, để thúc đẩy hợp tác, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa 193 các nước thành viên ITU.
"Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên là năm 1971 tại Geneva - Thụy Sĩ. Và hôm nay, chúng ta có mặt ở đây, tại Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam để chứng kiến lần thứ 50 của sự kiện danh giá này", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Cách đây 1 năm, tức là năm 2020, ITU đã đồng ý với sáng kiến của Việt Nam đổi tên gọi của sự kiện, từ Hội nghị và Triển lãm Viễn thông thế giới thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. Sự đổi tên của sự kiện sau 48 năm tồn tại cũng đi theo sự thay đổi nội hàm của sự kiện, đó là sự hội tụ của viễn thông với CNTT và công nghệ số. Và cũng chính vì sự hội tụ này mà từ năm ngoái, số lượng bộ trưởng và lãnh đạo các DN ICT toàn cầu tham dự sự kiện đã tăng gần 3 lần.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Việt Nam vinh dự được tổ chức 2 lần liên tiếp sự kiện này, lần thứ 49 và lần thứ 50. Và cả hai lần đều tổ chức trực tuyến. Các DN công nghệ số Việt Nam được giao trọng trách đảm nhận hạ tầng phục vụ cho Triển lãm Thế giới số. Sự kiện năm nay có sự tham dự của 158 nước, 32 Bộ trưởng 81 Thứ trưởng và 90 Tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển số
Theo Bộ trưởng, gần 2 năm qua, COVID-19 đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn và thách thức. COVID rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà COVID mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn.
Trong tiến trình này, Bộ trưởng nhấn mạnh điều cốt yếu là nhanh chóng chuyển mọi hoạt động lên môi trường số. Với CĐS thì một tháng COVID có thể bằng hàng chục năm. Chính vì thế, sự kiện năm nay vẫn tiếp tục chủ đề "Chung tay xây dựng thế giới số", nhưng tập trung vào các chủ đề con là hạ tầng, truy cập và dịch vụ số để thúc đẩy CĐS. Hội nghị Bộ trưởng và các hội thảo chuyên đề cũng đều tập trung thảo luận các chính sách, giải pháp đẩy nhanh CĐS.
Các đại biểu nhấn nút khai trương Triển lãm ITU Digital World 2021 trên nền tảng Make in Viet Nam
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển số. Các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tập trung chủ yếu cho phát triển số. Đổi mới sáng tạo thì cũng chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế số, xã hội số. Phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Việt Nam và các nước thành viên của ITU cam kết cùng nhau thúc đẩy hợp tác với trọng tâm là CĐS, thu hẹp khoảng cách số giữa các nước"./.
*Theo ictvietnam