The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationBộ TT&TT vừa công bố Báo cáo về Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (CĐS) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan Chính phủ và các tỉnh, thành phố thuộc trung ương năm 2021 (DTI 2021) tại phiên họp thứ 3 của Uỷ ban CĐS quốc gia sáng 8/8.
► Chuyển đổi số - Digital Transformation - là gì?
► Virtual Influencer - Khi người ảnh hưởng được tạo nên bởi bàn tay công nghệ
► Chuyển đổi số - 'chuyến tàu' không nên bỏ lỡ của Gen Z
Năm 2022 cần tiếp tục đẩy mạnh cả 03 trụ cột CĐS
Theo đó, cấu trúc DTI đánh giá năm 2021 so với năm 2020 đã có những thay đổi. Ngoài việc giữ nguyên 05 chỉ số: nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nhân lực số; an toàn thông tin mạng (ATTTM) thì gộp chỉ số thông tin và dữ liệu số vào hoạt động CĐS. Đồng thời, từ 306 chỉ số cấp tỉnh giảm xuống còn 98 chỉ số. 111 chỉ số cấp bộ giảm còn 70 chỉ số và hướng đến các chỉ số có thể đo lường tự động hoặc kiểm chứng được.
Đặc biệt, thông qua báo cáo DTI 2021 góp phần cung cấp bức tranh tổng thể CĐS Việt Nam năm 2021 và đối tượng đánh giá tập trung vào 02 khối: Khối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (cấp bộ), trong đó chia làm hai nhóm (Bộ cung cấp DVC và Bộ không cung cấp DVC); Khối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh).
Cụ thể, giá trị trung bình DTI 2021 cấp bộ cung cấp DVC là 0,4595; giá trị DTI 2021 cấp bộ không cung cấp DVC là 0,2151; giá trị DTI 2021 cấp tỉnh là 0,4140.
"Như vậy, giá trị DTI 2021 của cấp bộ cung cấp DVC là cao nhất, sau đến DTI cấp tỉnh và DTI 2021 của cấp bộ không cung cấp DVC", báo cáo DTI 2021 nhấn mạnh.
Giá trị DTI 2021 cấp tỉnh có mức tăng đáng kể nhất, tăng trưởng 32,7%.
Cũng theo báo DTI 2021, so với năm 2020, giá trị DTI năm 2021 cấp bộ cung cấp DVC có tăng những không nhiều, tăng trưởng 15,4% (năm 2020 đạt 0,3982); giá trị DTI 2021 cấp bộ không cung cấp DVC giảm nhẹ (năm 2020 đạt 0,2342), vì năm 2021 có thêm 02 cơ quan lần đầu tiên tham gia đánh giá DTI (Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) và các cơ quan này mới ở giai đoạn bắt đầu CĐS. Giá trị DTI 2021 cấp tỉnh có mức tăng đáng kể nhất, tăng trưởng 32,7% (năm 2020 đạt 0,3026).
Xếp hạng DTI 2021 cấp Bộ cung cấp DVC. Bộ Tài chính duy trì vị trí đứng đầu về DTI của các bộ cung cấp DVC với giá trị 0,6321 tăng so với năm 2020 (0,4944). 04 bộ không thực hiện đánh giá do đặc thù: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu về DTI của các bộ không cung cấp DVC với giá trị 0,4736 tăng 66,29% so với năm 2020 (0,2848).
Cùng với đó, có 12/89 bộ, tỉnh (6 bộ, 6 tỉnh) tham gia đánh giá có giá trị DTI 2021 đạt từ mức 0,5 trở lên, chiếm 13,48%. "Kết quả này phản ánh quá trình CĐS của các bộ, ngành, địa phương năm 2021 vẫn ở giai đoạn đầu, CĐS cần có sự bứt phá lớn" đánh giá DTI 2021 .
Nói về kết quả các giá trị DTI cấp quốc gia và bộ, tỉnh, DTI 2021 cho biết, giá trị DTI quốc gia là 0,6110, đạt trên mức trung bình 0,5 và tăng trưởng 25,8% so với năm 2020 (0,4858). Trong số 24 chỉ số, có 15 chỉ số (chiếm 62,5%) đã đạt giá trị trên trung bình 0,5.
Cũng theo báo cáo DTI 2021, giá trị DTI 2021 quốc gia cao hơn mức trung bình (0,5), trong khi DTI 2021 cấp bộ, tỉnh đều thấp hơn giá trị này; lý do chính là DTI quốc gia thể hiện mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu về CĐS trên quy mô quốc gia, có sự đóng góp chung của tất cả các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân.
DTI 2021 còn phân tích, giá trị DTI 2021 cấp tỉnh so với DTI 2020 có mức tăng nhanh so với mức tăng của DTI cấp bộ. Giá trị cả 03 trụ cột CĐS cấp tỉnh để tăng trưởng: Chỉ số Chính quyền số (CQS) có giá trị đạt 0,4317, tăng trưởng 19,6% (năm 2020 đạt 0,3611); chỉ số kinh tế số (KTS) có giá trị 0,4098, tăng 59,9% (năm 2020 đạt 0,2568); chỉ số Xã hội số (XHS) có giá trị 0,3989, tăng trưởng 37,6% (năm 2020 đạt 0,2898).
TP. Đà Nẵng lần thứ hai liên tiếp xếp vị trí thứ nhất về DTI cấp tỉnh với giá trị 0,6419; Top 10 tỉnh/TP đứng đầu về DTI 2021 gồm: TP. Đà Nẵng; Thừa Thiên - Huế; TP. Hồ Chí Minh; Bắc Ninh; Lạng Sơn; Ninh Bình; Quảng Ninh; Thái Nguyên; Bình Phước; Bắc Giang.
Cả 03 trụ cột của DTI 2021 cấp tỉnh đều có giá trị dưới mức 0,5, trong đó CQS vẫn có giá trị cao nhất (do được thừa hưởng kết quả từ việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở giai đoạn trước), XHS thấp nhất.
Về tăng trưởng, so với năm 2020, KTS có mức tăng nhanh hơn CQS và XHS. "Vì vậy, năm 2022 cần tiếp tục đẩy mạnh cả 03 trụ cột CĐS, đặc biệt là XHS, thực chất là đưa người dân lên môi trường số", DTI 2021 nhấn mạnh.
Một nội dung quan trọng Báo cáo DTI 2021 chỉ ra đó là, năm 2021, việc chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế và phát triển hạ tầng số tiếp tục được đẩy mạnh. Cụ thể, Chỉ số Nhận thức số cấp bộ (0,7236); cấp tỉnh (0,6281) đều cao hơn mức trung bình (0,5) và cao nhất trong các chỉ số chính.
Trung bình chỉ số CQS cấp tỉnh năm 2021 tăng trưởng 19,6% so với năm 2020
Bên cạnh những nội dung quan trọng đưa ra như trên, DTI 2021 cũng cho biết, khác với năm 2020, điểm DTI 2021 cấp tỉnh không phải là tổng điểm của 03 trụ cột: CQS; KTS; XHS mà là tổng điểm của 09 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần.
Khi đưa ra kết quả đạt được về các chỉ số về xếp hạng (Nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nhân lực số; ATTTM; hoạt động CQS; hoạt động KTS; hoạt động xã hội số) của các tỉnh, DTI 2021 cho biết, lần lượt kết quả đạt được của các tỉnh: TP. Đà Nẵng (16; 6; 3; 2; 1; 2; 2; 1); Thừa Thiên – Huế (3; 6;2;15;2;1;10;13); TP. Hồ Chí Minh (10; 4;1;11;32;4;1;29); Bắc Ninh (16; 4; 7; 34; 5; 9; 21; 10); Quảng Ninh (8; 9; 9; 30; 35; 7; 24; 30); TP. Hà Nội (43; 37; 22; 35; 55; 40; 9; 55)…
Khi đưa dẫn chứng về kết quả điển hình đạt được của một trong số các tỉnh, báo cáo nêu rõ, tỉnh đạt xếp hạng thứ nhất là TP. Đà Nẵng với các chỉ số ở 03 trụ cột: CQS (DVC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 (100%); DVCTT có phát sinh hồ sơ (78,92%); lượt giao dịch qua LGSP của thành phố đạt 2,5 triệu); KTS (Giá trị tăng thêm của KTS đạt 13.200 tỷ đồng, chiếm 12,57% GDP; điểm phục vụ mạng bưu chính cộng đồng có kết nối internet băng rộng cố định (100%)…); XHS (Hộ gia đình có người dùng điện thoại thông minh (95,84%); hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang (99,58%)…).
"Top 10 tỉnh/TP đứng đầu về chỉ số CQS năm 2021 gồm: TP. Đà Nẵng; Thừa Thiên-Huế; Tp. Hồ Chí Minh; Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bình Phước, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc", xếp hạng Báo cáo DTI 2021.
Khi đưa ra đánh giá về giá trị trung bình chỉ số CQS cấp tỉnh, theo báo cáo, năm 2021 là 0,4317, tăng trưởng 19,6% so với năm 2020 (0,361), có 31/63 tỉnh/TP (chiếm 49,21%) có chỉ số CQS trên mức trung bình của cả khối; 18/63 tỉnh/TP (chiếm 28,57%) có chỉ số CQS lớn hơn mức 0,5… Không chỉ đưa ra các đánh giá kết quả cụ thể, DTI 2021 còn xây dựng phụ lục cấu trúc DTI cho 03 cấp tỉnh, bộ, quốc gia và nêu rõ cách thức, phương pháp, quy trình và nội dung thực hiện đánh giá, đồng thời dựa trên số liệu, dữ liệu theo dõi, giám sát… Chính nhờ thực hiện tốt các quy trình thực hiện đánh giá, báo cáo, kết quả DTI năm 2021 đã phản ánh đầy đủ, khách quan, công bằng về những kết quả việc thực hiện CĐS năm 2021 của các đơn vị các cấp đầy đủ, rõ nét hơn, điều này đã góp phần giúp các đơn vị thực hiện nghiêm túc, rút kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ CĐS quốc gia theo hướng bền vững, hiệu quả trong hiện tại và tương lai. |
|
Khuyến nghị của Bộ TT&TT
Theo Bộ TT&TT, chỉ số trung bình DTI 2021 của các bộ, tỉnh còn thấp, chưa đạt 0,5, bộ, ngành, địa phương cần quyết tâm, quyết liệt, dành nguồn lực CĐS để hướng đến đạt được các mục tiêu đến năm 2025.
Các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao mức độ chuyển đổi số của mình qua đánh giá DTI hằng năm để có những giải pháp thúc đẩy phù hợp, khắc phục những mặt còn hạn chế, theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp đặc thù ngành, lĩnh vực, địa phương, không chạy theo phong trào.
Căn cứ DTI cấp bộ, cấp tỉnh, các bộ, ngành, địa phương có thể xây dựng DTI các cấp trực thuộc để có thể theo dõi, đánh giá DTI các cấp quản lý của mình từ đó có đôn đốc, thúc đẩy kịp thời./.
Nguồn: ICT Việt Nam