The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
ConsultationTheo các chuyên gia, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế khi tiến hành chuyển đổi số (CĐS) nhưng lại đang gặp nhiều rào cản liên quan đến yếu tố con người như năng lực quản trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng số… Do đó, cần thay đổi cách suy nghĩ, tư duy trong quá trình CĐS thông qua các buổi đào tạo để hiểu được những việc cần phải làm, cũng như đang ở đâu, đóng vai trò gì trong hành trình đó.
Nhờ CĐS, nhiều doanh nghiệp đã chiếm được niềm tin và đem lại trải nghiệm tốt hơn
Chia sẻ về chiến lược đầu tư phát triển công nghệ cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME), ông Yann Rouselot Pailley, Giám đốc mảng CĐS của KPMG cho biết, hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ mới đã được phát triển và áp dụng thành công cho nhiều mảng khác nhau như lĩnh vực quản trị rủi ro. Trong thời gian qua, nhiều DN đã CĐS thành công hơn các đối thủ của mình, qua đó chiếm được niềm tin và mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Đồng thời, nhờ CĐS thành công, họ cũng đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhanh hơn so với đối thủ của mình.
"Kết quả kinh doanh cũng như vốn hoá giữa DN áp dụng CĐS và không triển khai có sự khác biệt rất lớn", ông Yann Rouselot khẳng định.
Lý giải về việc áp dụng CĐS, ông Yann Rouselot cho rằng, việc này sẽ giúp cải thiện công tác vận hành, quản trị của DN để từ đó gia tăng trải nghiệm khách hàng. Bởi vì, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của quá trình CĐS của các công ty chính là phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm 5 xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2022
Nói về hành trình CĐS, theo một báo cáo mới đây của KPMG về cách đo lường lợi ích khi tiến hành chuyển đổi, theo ông Yann Rouselot, sẽ luôn có một rủi ro nhất định khi quá trình này sẽ không đem lại hiệu quả ngay lập tức, không giống như việc đầu tư cơ sở vật chất, máy móc sẽ giúp sản xuất ngắn hơn hay chất lượng đảm bảo hơn. Chính vì vậy, cách đo lường hiệu quả khi đầu tư vào CĐS rất khác biệt, nên có cách đo riêng và không thể dựa vào phương pháp truyền thống.
"Khi đầu tư vào CĐS, chúng ta không thể đòi hỏi việc R&D hay doanh số bán hàng sẽ tăng trưởng ngay lập tức. Bởi vì, sẽ có những khoản đầu tư cho CĐS phải mất 5 năm mới thu được những kết quả", ông Yann Rouselot nói.
Nhưng các DN cần có những KPI cụ thể, ví dụ như với những khoản đầu tư lâu dài, KPI có thể là những ý tưởng về sản phẩm mới hay phác thảo ban đầu sản phẩm, có tỷ lệ thành công cao và sẽ trở thành sản phẩm bán chạy trong tương lai. "Không ai muốn đầu tư trong thời gian 3-5 năm vào việc chuyển đổi nhưng cuối cùng sản phẩm đó lại không phù hợp với công ty mình, thị trường hay không được khách hàng đón nhận", ông Yann Rouselot lý giải.
Cũng theo ông Yann Rouselot, Việt Nam có đang những lợi thế nhất định khi tiến hành chuyển đổi, đó là sự phổ cập của smartphone, nên việc ứng dụng công nghệ số của mọi người hàng ngày sẽ không có nhiều điểm khác biệt so với các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, năng lực quản trị, năng lực của lãnh đạo và các nhân sự khác ở Việt Nam chưa tương xứng, nên tốc độ đổi mới chưa nhanh như kỳ vọng.
Cụ thể, các nhân sự trong DN, từ lãnh đạo cho đến các nhân viên, kỹ năng số còn thấp hơn so với các quốc gia phát triển. Do đó, bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới, các DN cần tập trung đào tạo, phát triển các kỹ năng số cho cán bộ, nhân viên của mình.
Song song với đó, các ông chủ cũng cần tìm hiểu xem đối thủ của mình đang làm gì cả trong hiện tại và tương lai. Từ đó, các DN mới có thể xác định đường rõ ràng con đường đi của mình, để giúp công ty có thể tiếp tục duy trì thành công trong tương lai.
Đọc thêm Chuyển đổi số: Biến nguy thành cơ
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình CĐS
Đánh giá về quá trình CĐS của SME Việt Nam, Giám đốc mảng CĐS của KPMG cho rằng, yếu tố quan trọng nhất chính là con người vì công nghệ đang áp dụng ở Việt Nam đều đang được triển khai trên thế giới trong nhiều năm qua. Đầu tiên là những nhân sự của bộ phận CNTT, với năng lực phù hợp để tiến hành áp dụng những công nghệ này. Tiếp theo, người lãnh đạo, các cán bộ quản lý của DN cũng cần phải có những kỹ năng phù hợp, cách tiếp cận phù hợp để áp dụng công nghệ một cách thành công vào quá trình CĐS.
"Chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ, tư duy trong CĐS, vì nếu chỉ áp dụng công nghệ thì sẽ là không đủ. Chúng ta cũng cần hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua các cuộc khảo sát cũng như các cuộc nghiên cứu, từ đó phát triển sản phẩm, điều chỉnh sao cho phù hợp", ông Yann Rouselot nhấn mạnh.
Trước ý kiến cho rằng việc áp dụng CĐS vào DN SME như con dao 2 lưỡi, đồng sáng lập và Giám đốc vận hành của Base.vn Trịnh Ngọc Bảo cho rằng, quá trình CĐS đặc biệt quan trọng đối với các DN đã tự đứng vững trên đôi chân của mình, để có thể giúp họ có những sự tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.
Xem thêm Tháo gỡ rào cản trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, CĐS không chỉ là đích đến mà còn là hành trình DN tái tạo gen trong tổ chức của mình. Do CĐS diễn ra hàng ngày nên DN phải liên tục hoạt động, tạo ra giá trị, dữ liệu thông qua công nghệ. Đồng thời, trong quá trình CĐS, DN phải nắm được nguyên lý của nó như chuyển đổi những cái gì, như kinh doanh, vận hành hay tài chính…
"Có 3 trụ cột rất quan trọng trong quá trình CĐS, đầu tiên là quy chuẩn, quy trình hoá các hoạt động của tổ chức, thứ 2 là công nghệ hoá - dùng công nghệ để mô phỏng những quy trình thực tế, thứ 3 là dữ liệu hoá. Đây là vòng lặp liên tục mà các DN phải nắm được để có thể chuyển đổi trên thực tế", ông Bảo khẳng định.
Bên cạnh đó, con người là yếu tố rất quan trọng trong CĐS, nên để thành công, DN phải thay đổi gen sao cho phù hợp, từ người lãnh đạo cho đến toàn bộ nhân viên. Khi đó, quá trình thay đổi sẽ trở nên quen thuộc, giống như một việc phải làm, thay vì giống như một sự đánh đổi.
Về thời gian để CĐS, theo ông Bảo, so với các DN lớn, DN càng nhỏ lại càng dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi ứng dụng công nghệ số, khả năng ra quyết định cũng nhanh hơn. Ví dụ như có những DN SME chỉ mất từ 2-3 ngày để mô phỏng hoạt động của công ty lên nền tảng số nhưng lại có những đơn vị lại loay hoay mất cả năm trời. Sự khác biệt đến từ việc, nếu lãnh đạo chỉ đưa ra chủ trương là hãy CĐS thì sẽ rất khó cho các bộ phận bên dưới thực hiện vì CĐS là một công việc rất mơ hồ. Do đó, những người lãnh đạo cần tiên phong trong cả việc thực hiện thì quá trình CĐS sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Đồng thời, quá trình chuyển đổi cũng cần diễn ra theo từng phần, từ một vài phòng ban với sự tham gia của những người lãnh đạo, trước khi áp dụng cho toàn công ty. "Quan trọng nhất vẫn là để mọi người thấy được không khí và hiệu quả khi tiến hành CĐS, nhất là những kết quả đầu tiên", ông Bảo nói.
Nguồn: ICT Việt Nam