The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use real content in the Consulting Process, anytime you reach a review point you’ll end up reviewing and negotiating the content itself and not the design.
Consultation(DSA)- Chiều ngày 11/7/2020, Công ty cổ phần VBPO đã tổ chức kỷ niệm tròn 10 năm thành lập (12 tháng 7 năm 2010 – 2020).
BPO (Business Process Outsourcing) tức dịch vụ đảm nhận gia công bên ngoài (quy trình doanh nghiệp), đặc biệt là nhóm dịch vụ công nghệ thông tin.
Vào những năm 2000, BPO (đã và) đang là xu thế phát triển doanh nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên lúc đó ở Việt Nam, BPO còn rất mới. VBPO (Đà Nẵng) được nhìn nhận đã khai phá lộ trình cho nghề gia công quy trình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Là một trong số rất ít – vài người đầu tiên – đón nhận ý tưởng từ anh Trần Mạnh Huy: “Khởi sự doanh nghiệp với ngành BPO”, ông Phạm Kim Sơn, Nguyên Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, Phó Trưởng Ban thường trực, Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng; nay là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng (DSA), bồi hồi nhắc lại những cảm xúc và kỷ niệm khó quên suốt quá trình đồng hành cùng VBPO, từ thuở ban đầu cho đến cột mốc 10 năm hôm nay.
“Tôi biết đã có những thời điểm VBPO rất khó khăn, khó đến mức việc trụ vững để tồn tại đã là điều không tưởng. Giá dịch vụ BPO buổi đầu mà công ty nhận làm thấp ở mức tôi không thể hình dung …
Nhưng với tinh thần “vững bền cam kết”, đặt lợi ích và sự phát triển của khách hàng như chính mình; đồng lòng dồn hết tâm huyết và đi đến cùng của quá trình khai phá, tạo dựng, của lãnh đạo cũng như của cả tập thể VBPO. Kèm theo đó sự sáng tạo với những giải pháp rất ưu việt và thông minh.
Tất cả đã làm nên giá trị của một VBPO.
Số doanh nghiệp công nghệ thông tin tạo dựng được một giá trị thực sự như VBPO trên địa bàn Đà Nẵng, không phải là nhiều. Nói cách khác, ngành công nghiệp phần mềm Đà Nẵng, nếu có thêm vài doanh nghiệp tự thân khẳng định được giá trị của chính mình như VBPO, điều đó đã là đáng quý lắm rồi !”
Công ty cổ phần V.B.P.O được thành lập vào ngày 12 tháng 7 năm 2010 với trụ sở chính (đầu tiên) tại tầng 8, tòa nhà Danang Software Park, 02 Quang Trung, Đà Nẵng; sau đó di dời lên tầng 20 của Tòa nhà vào năm 2014, rồi tiếp tục mở rộng xuống tầng 12 vào tháng 11/2018.
Để đáp ứng quy mô “tăng trưởng nóng” của Công ty qua từng giai đoạn, VBPO phải thuê thêm mặt bằng của tòa nhà UST Tower (trên đường Nguyễn Tất Thành). Và nay, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, cũng để đáp ứng kịp thời, đòi hỏi phát triển ở quy mô mới, công ty chính thức khai trương trụ sở mới tại tòa nhà VBPO-SEATECH (156-158 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Những ngày đầu thành lập, VBPO tập trung hoạt động trên các lĩnh vực BPO mũi nhọn như xử lý số liệu, gia công các quy trình tài chính – kế toán, nhân sự, xử lý hình ảnh, chăm sóc khách hàng….
Tất cả khởi động với “Giấc mơ VBPO” sơ khai – “Giấc mơ tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho những người kém thế và người tàn tật Việt Nam, nơi mọi người thực sự yêu thích làm việc cùng nhau và rồi tất cả chúng ta sẽ đều tự hào về những gì chúng ta đã kiến tạo nên”.
Người khai sinh, nói cách khác, người đã chọn dịch vụ BPO để khởi nghiệp, anh Trần Mạnh Huy cũng luôn nhấn mạnh trong các lần trò chuyện:
Ý tưởng và quyết tâm của Huy được khơi nguồn từ sự cảm thông sâu sắc với cộng đồng người yếu thế trong xã hội (người khuyết tật). Vì chính Huy cũng là người yếu thế, người không may mắn trong cuộc sống.
Những lần trao đổi, làm việc cùng anh chị em phóng viên báo chí, anh Trần Mạnh Huy còn giải thích thêm rằng, công việc của nghề BPO hoàn toàn thích hợp với người khuyết tật, một nghề không yêu cầu phải đi lại nhiều hay phải vận động liên tục cơ bắp…
Quy trình BPO thực hiện các công đoạn từ đơn giản như quét, tìm kiếm, xử lý ảnh; nhập dữ liệu; số hóa văn bản… đến những tác vụ của quy trình phức tạp hơn (dịch vụ kế toán – tài chính), …. Những việc này người khuyết tật hoàn toàn làm được, thậm chí làm tốt.
Dịch vụ BPO thường có giá rẻ nhất so với các dịch vụ gia công khác, nhưng mặt khác, BPO tạo ra khối lượng công việc lớn.
Với cộng đồng người khuyết tật, việc ứng dụng thành thạo các kỹ năng công nghệ thông tin, đam mê với công việc đã xem như đáp ứng được yêu cầu của nghề (BPO). Bên cạnh đó, cũng có người khuyết tật có tài năng thực sự… Nếu doanh nghiệp phát hiện và phát huy được những tài năng – những đam mê này, sẽ tranh thủ được một nguồn lực lớn.
Làm trọn vẹn điều này, doanh nghiệp cũng đã góp phần xóa đi những mặc cảm (có khi rất nặng nề), giúp những người yếu thế trở nên tự tin hơn, lạc quan hơn. Người khuyết tật vẫn có thể tự nuôi sống mình và sống có ích.
Trước làn sóng của thời đại công nghiệp 4.0, những năm gần đây, VBPO tiếp tục nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số với hàm lượng trí tuệ cao như tự động hóa quy trình, chuyển đổi số, tổng đài tự động, tăng năng suất nhà máy, blockchains, …
Bài & ảnh: Trần Ngọc
Nguồn bài viết: https://dsa.org.vn/10-nam-khai-pha-tao-dung-uy-tin-thuong-hieu-dich-vu-cong-nghe-thong-tin-hang-dau-viet-nam-bai-1/